🔥 Bài đăng hot nhất

Bảng cân nặng bé trai theo chuẩn WHO

Bảng cân nặng bé trai là thước đo giúp bố mẹ có thể đối chiếu, kiểm tra xem con có tăng trưởng và phát triển theo đúng chuẩn hay không. Đây là thước đo được WHO – Tổ chức Y tế thế giới xây dựng cho trẻ theo từng giai đoạn.

Nguyên tắc đo cân nặng cho bé trai

Tùy vào điều kiện, có thể sử dụng cân điện tử, cân lòng máng, cân đồng hồ… để đo cân nặng cho bé. Cân phải có độ nhạy (dễ dàng về 0) và đảm bảo độ chính xác. Nguyên tắc cân cho trẻ như sau:

1. Với trẻ từ 0 tới 2 tuổi

• Trẻ sơ sinh nên được cân khi không mặc quần áo trên cân điện tử hoặc cân lòng máng đã được hiệu chuẩn.

• Chỉ nên sử dụng loại cân có trọng lượng tối đa 20kg.

2. Với trẻ 2 tuổi trở lên

• Cho bé đứng vững trên cân điện tử hoặc cân đồng hồ.

• Không đi giày dép, mặc quần áo mỏng nhẹ.

• Trọng lượng được ghi chính xác đến 0,1kg.

Với những bé chưa đứng vững, có thể cân theo cách để người lớn bế và trừ đi cân nặng của người bế bé để ra số cân của trẻ. Nếu sử dụng các loại cân treo, cần gia cố chắc chắn để không gây nguy hiểm cho bé.

Chiều cao cân nặng của trẻ từ 0 – 10 tuổi tăng trưởng như thế nào?

Nếu được nuôi dưỡng đúng cách, chiều cao và cân nặng của trẻ từ 0 – 10 tuổi sẽ tăng trưởng như sau:

1. Về chiều cao

Trẻ 10 tuổi có thể cao lên gấp 2.7 – 2.8 lần lúc vừa chào đời. Trong đó:

  • Vào năm đầu đời: Trẻ tăng trung bình 2 – 2.15 cm/tháng (tức 24.9 – 25.7 cm/năm);
  • Vào năm thứ 2: Trẻ tăng trung bình 1 cm/tháng (tức 12.1 – 12.4 cm/năm);
  • Vào năm thứ 3: Trẻ tăng trung bình 0.75 cm/tháng (tức 8.3 – 8.7 cm/năm);
  • Vào năm thứ 4: Trẻ tăng trung bình 0.615 cm/tháng (tức 7.2 – 7.6 cm/năm);
  • Vào năm thứ 5: Trẻ tăng trung bình 0.56 cm/tháng (tức 6.7 cm/năm);
  • Vào năm thứ 6: Trẻ tăng trung bình 0.5 cm/tháng (tức 5.7 – 6 cm/năm);
  • Vào năm thứ 7 & 8: Trẻ tăng trung bình 0.475 cm/tháng (tức 5.6 – 5.8 cm/năm);
  • Vào năm thứ 9: Trẻ tăng trung bình 0.467 cm/tháng (tức 5.3 – 5.9 cm/năm);
  • Vào năm thứ 10: Trẻ tăng trung bình 0.47 cm/tháng (tức 5.2 – 6.1 cm/năm);

2. Về cân nặng

Trẻ 10 tuổi có thể nặng hơn từ 9.5 – 10 lần cân nặng lúc vừa chào đời. Trong đó:

  • Vào năm đầu đời: Trẻ tăng trung bình 500 gam/tháng (tức 5.7 – 6.3kg/năm);
  • Vào năm thứ 2: Trẻ tăng trung bình 220 gam/tháng (tức 2.5 – 2.7kg/năm);
  • Vào năm thứ 3: Trẻ tăng trung bình 175 gam/tháng (tức 2.1 – 2.4 kg/năm);
  • Vào năm thứ 4, 5, 6: Trẻ tăng trung bình 170 gam/tháng (tức 2 – 2.2 kg/năm);
  • Vào năm thứ 7: Trẻ tăng trung bình 192 gam/tháng (tức 2.2 – 2.4 kg/năm);
  • Vào năm thứ 8: Trẻ tăng trung bình 210 gam/tháng (tức 2.4 – 2.6 kg/năm);
  • Vào năm thứ 9: Trẻ tăng trung bình 245 gam/tháng (tức 2.7 – 3.2 kg/năm);
  • Vào năm thứ 10: Trẻ tăng trung bình 280 gam/tháng (tức 3.1 – 3.7 kg/năm).

Bảng chiều cao cân nặng bé trai chuẩn mới nhất

(xem hình ảnh)

Cân nặng chiều cao của bé không đạt chuẩn: Bố Mẹ phải làm gì?

Khi thấy các thông số tăng trưởng của con không nằm trong bảng chiều cao cân nặng của trẻ từ 0 đến 10 tuổi, bố mẹ cần:

1. Về dinh dưỡng

  • Với trẻ sơ sinh: Mẹ cần đảm bảo cho trẻ bú đủ hàm lượn sữa cần thiết.
  • Với trẻ hơn 6 tháng tuổi: Mẹ cần kết hợp cho trẻ ăn dặm từ 2 -3 cữ cháo bột loãng bên cạnh 3 cữ bú chính.
  • Với trẻ từ 3 – 10 tuổi: Mẹ cần cân bằng đầy đủ đạm, đường, béo, vitamin và khoáng chất trong bữa ăn của trẻ thông qua việc đa dạng hóa thực phẩm. Theo đó, mỗi bữa ăn chính của trẻ cần có đầy đủ 5 món là cơm, canh, xào, mặn và món tráng miệng.

2. Về vận động

Trẻ em có nhiều hình thức hoạt động thể chất khác nhau, bao gồm việc trườn (bò), đứng, lèo trèo, đi bộ, chơi trò chơi, mang vác vật nhẹ, tập thể dục hoặc chạy nhảy và tự do vui chơi….Theo khuyến cáo của Viện Dinh dưỡng Quốc gia, trẻ em cần ít nhất 60 phút vận động mỗi ngày để có thể phát triển thể chất tối ưu.

Tốt nhất, bố mẹ nên tạo điều kiện để con được tham gia các trò chơi chạy nhảy, vận động ngoài trời để vừa kích thích hóc môn tăng trưởng GH một cách tự nhiên, vừa cho trẻ cơ hội tăng cường tổng hợp Vitamin D từ ánh sáng mặt trời, giúp bé cao lớn vượt trội.

3. Về chế độ ngủ nghỉ

Ngủ đủ giấc là điều kiện tiên quyết để trẻ có thể phát triển bình thường và khỏe mạnh. Nguyên nhân là bởi hóc môn tăng trưởng GH được cơ thể trẻ tiết ra mạnh nhất vào giấc ngủ đêm. Do đó, việc khó ngủ, ngủ không sâu hay ngủ thiếu giấc hoàn toàn có thể làm trì trệ tiến trình tăng trưởng của bé. Để giúp trẻ phát triển toàn diện, mẹ nên cho trẻ ngủ đủ giấc theo thời lượng sau:

  • Trẻ từ 0 – 3 tháng tuổi: Cần ngủ từ 14 – 17 giờ/ngày;
  • Trẻ từ 4 – 11 tháng tuổi: Cần ngủ từ 12 – 15 giờ/ngày;
  • Trẻ từ 1 – 2 tuổi: Cần ngủ từ 11 – 14 giờ/ngày;
  • Trẻ từ 3 – 5 tuổi: Cần ngủ từ 10 – 13 giờ/ngày;
  • Trẻ từ 6 – 10 tuổi: Cần ngủ từ 9 – 11 giờ/ngày.

Nếu bố mẹ đã áp dụng nhiều biện pháp để cải thiện tình trạng tăng trưởng mà các thông số cân đo của bé vẫn không đạt chuẩn so với bảng cân nặng của bé trai do WHO ban hành, bố mẹ cần đưa trẻ đến gặp bác sĩ dinh dưỡng hoặc bác sĩ nhi khoa gần nhất để được thăm khám và điều trị kịp thời.

Bảng cân nặng bé trai theo chuẩn WHOBảng cân nặng bé trai theo chuẩn WHO
Thích
Chia sẻ
Lưu
Bình luận
9
1
1

1 bình luận

Cảm ơn b đã chia sẻ bảng thông tin rất bổ ích

7 tháng trước
Thích
Trả lời
Trò chuyện ngay
Dành riêng cho thành viên cộng đồng
Gia nhập cộng đồng để được hỏi BÁC SĨ TRỰC TUYẾN và cơ hội nhận QUÀ TẶNG + ƯU ĐÃI hấp dẫn!
Quảng cáo
Quảng cáo