Bé e nằm 1 bên chỉnh hoài bé vẫn nghênh 1 bên nên nó méo làm cách nào cho hết đc ã
7 lưu ý dễ nhớ, dễ áp dụng về cách chăm sóc trẻ 2-3 tháng tuổi
* Em bé sơ sinh vẫn không ngừng lớn lên mỗi ngày và mẹ luôn cần cập nhật kiến thức để bắt kịp với những thay đổi này.
* Khi được hai tháng, con bắt đầu phản ứng với âm thanh, có vẻ thích thú với bàn tay và bàn chân của mình, cố gắng nắm lấy các đồ vật và tạo ra âm thanh nho nhỏ như để nói chuyện với mẹ. Những cột mốc đáng yêu này hẳn là sẽ khiến mẹ càng muốn hiểu thêm về cách chăm sóc và tương tác với con yêu để đảm bảo an toàn và giúp con phát triển toàn diện.
Bài viết này, là những lưu ý thật dễ nhớ, dễ áp dụng để mẹ biết cách chăm sóc trẻ 2 -3 tháng hiệu quả nhất nhé!
1. Cho bé ăn theo nhu cầu
* Hầu hết các bé 2-3 tháng tuổi đã tích lũy đủ năng lượng để không cần phải lục đục dậy ăn đêm nữa. Bởi thế nếu con ngủ ngoan và sâu giấc, mẹ đừng chỉ vì lo con đói mà đánh thức bé dậy để ăn nhé. Giấc ngủ chính là thức ăn bổ dưỡng của não bộ trong giai đoạn này đó mẹ.
* Ngoài ra, bé thể hiện những nhu cầu thông qua tiếng khóc, mà mỗi tiếng khóc lại mang một “mật mã” riêng mà bé muốn gửi đến mẹ. Bé khóc không chỉ vì đói, vậy nên mẹ hãy tìm hiểu nhu cầu của con để đáp ứng kịp thời thay vì bé cứ khóc là mẹ cho ăn nhé!
2. Đảm bảo giấc ngủ đầy đủ và chất lượng cho bé
* Nhu cầu về giấc ngủ của mỗi em bé là không giống nhau, nhưng một em bé 2 tháng tuổi thường ngủ 16 đến 18 giờ mỗi ngày với khoảng 3 giấc ngủ vào ban ngày. Bé có khả năng thức lâu hơn, vào khoảng 1.5 – 2h liên tục. Mẹ cũng có thể nhận thấy khả năng ngủ vào ban đêm của bé dài hơn và có khả năng ngủ xuyên đêm mà không cần dậy để ăn.
* Để tránh tình trạng ngủ ngày cày đêm, mẹ hãy giúp bé phân biệt ngày và đêm bằng cách tạo ra môi trường ngủ có sự khác biệt rõ rệt cho ban đêm và ban ngày. Ban đêm mẹ cố gắng giữ phòng yên tĩnh và tối, những hoạt động như thay bỉm đêm cần nhanh gọn nhất có thể. Ban ngày, căn phòng nơi bé ngủ có thể sáng hơn một chút và không cần phải quá yên tĩnh như ban đêm.
3. Sử dụng nút chờ nếu có thể & hiện diện bên con khi con khóc
* Tiếng khóc vẫn là cách chủ yếu để em bé 2-3 tháng tuổi giao tiếp với mẹ. Con còn quá nhỏ để hiểu được khái niệm “nuông chiều dễ sinh hư” là như thế nào. Khi cất tiếng khóc, con luôn mong mẹ hiểu và được hồi đáp.
* Vì vậy, bất cứ khi nào bé khóc, mẹ hãy quan tâm tìm hiểu nguyên nhân và đôi khi bé chỉ cần được mẹ ôm vào lòng và xoa dịu là mọi nguồn cơn đều được giải quyết. Chắc hẳn nhiều lúc mẹ sẽ rất áp lực và mệt mỏi nhưng con cũng vậy và con sẽ không bé bỏng mãi để muốn được mẹ yêu thương che chở như những ngày tháng đầu tiên này!
4. Hỗ trợ con phát triển các kỹ năng mới
* Trẻ sơ sinh 2-3 tháng tuổi đang phát triển mạnh mẽ về thị giác. Những món đồ chơi, những tấm hình màu sắc bắt mắt sẽ khiến bé mải mê ngắm nhìn.
* Lúc này, những bài tập vận động nhẹ nhàng như nằm sấp, massage, kéo cơ thể từ nằm sang ngồi, hoặc chơi với đồ chơi treo sẽ giúp thời gian thức vừa thú vị vừa thật bổ ích!
5. Tương tác với bé nhiều nhất có thể
Bé đã biết bộc lộ cảm xúc và rất thích được giao tiếp với mẹ, bởi vậy mẹ đừng quên trò chuyện với bé thường xuyên nhé! Những cuộc trò chuyện giữa mẹ và bé không chỉ giúp bé phát triển khả năng giao tiếp một cách tự nhiên mà còn củng cố sợi dây liên kết giữa mẹ và con.
6. Luôn ý thức về sự an toàn cho bé
* Bé 2-3 tháng tuổi có thể cầm nắm bắt cứ thứ gì ở trong tầm tay. Vì thế mẹ cần giữ thói quen kiểm tra đồ đạc xung quanh bé, đảm bảo không vật sắc nhọn hay nhiều chi tiết nhỏ. Ngoài ra, trong khoảng thời gian này, bé có thể thực hiện cú lật đầu tiên trong đời vào bất cứ lúc nào
7. Theo dõi sức khỏe của con
Lưu ý cuối cùng là mẹ hãy cho bé tiêm chủng đầy đủ và đúng lịch. Nếu điều kiện cho phép, mẹ nên cho bé đi kiểm tra sức khỏe định kỳ cho trẻ sơ sinh để đảm bảo bé phát triển tốt nhất.
2 bình luận
Mới nhất
Cảm ơn chia sẻ hữu ích của bạn. Thực sự cần thiết với các mẹ, nhất là những mẹ lần đầu có con
Cảm ơn bạn đã chia sẻ, bài viết hữu ích lắm nè