Bé e nằm 1 bên chỉnh hoài bé vẫn nghênh 1 bên nên nó méo làm cách nào cho hết đc ã
4 mẹo nên làm khi bế con từ bệnh viện về nhà
Nhiều bố mẹ khi bế con từ bệnh viện về thường băn khoăn không biết nên bế bé như thế nào để con có thể phát triển khỏe mạnh và mau lớn. Cùng tìm hiểu ngay 4 mẹo nên làm khi bế con từ bệnh viện về nhà trong bài viết này nhé.
Chọn người mát tay, nhẹ vía
Theo quan niệm dân gian, những người mát tay, nhẹ vía, dễ ăn dễ ngủ, gia cảnh sung sướng, có học thức cao càng tốt, gia đình hạnh phúc,... không chỉ được chọn là người ẵm trẻ sơ sinh từ bệnh viện về, họ còn là những người trải giường đêm tân hôn nếu có muốn cuộc sống hạnh phúc.
Việc chọn người ẵm bé về nhà như vậy vừa nghiêng về quan niệm dân gian, vừa cũng có tính khoa học. Vì người nào mát tay, nhẹ vía, thích gần gũi trẻ, có học thức cao... thường thường sẽ bế rất chắc tay, sưởi ấm trẻ trên suốt đoạn đường đi. Nếu có xảy ra sự cố thì có thể xử lý linh hoạt, chở che trẻ an toàn tuyệt đối.
Mang theo tỏi
Ông bà ta luôn quan niệm tà khí, vong hồn rất sợ tỏi, nên khi người lớn ẵm trẻ từ bệnh viện về nhà chỉ cần nhét một củ tỏi vào người là chúng không dám đến gần quấy nhiễu bé. Bên cạnh đó, tỏi còn là một loại thuốc dân gian cực kỳ hiệu nghiệm trong việc sát khuẩn, tăng cường sức đề kháng, làm mạnh khí huyết... nên để nó bên cạnh bà đẻ và con nít có thể sát trùng không khí phần nào, ngừa cảm bệnh cho hai mẹ con.
Ngoài ra, mẹ nhớ dặn người nhà treo một chùm tỏi ta ở đầu giường nằm của hai mẹ con hoặc may một cái túi dây rút nhỏ xíu, bỏ vào đó 1-2 tép tỏi rồi rút lại, lấy kim đính vào áo bé. Điều này sẽ giúp bé ngoan hơn rất nhiều, ít khóc, ít quấy, ít bệnh này bệnh nọ.
Sử dụng lá trầu không
Khi đi đón mẹ từ viện về, bố nhớ mang theo vài lá trầu cay đưa cho mẹ dấu vào người đừng để ai thấy. Trước khi vào nhà, mẹ vò nát những lá trầu này trong lòng bàn tay, sau đó đưa tay lên mặt để hít cái hơi cay cay này. Khi mùi cay đã vơi bớt, thoang thoảng nhẹ thì mẹ đưa tay vuốt và xoa vào đầu con sơ sinh.
Điều đơn giản này không chỉ khiến mẹ khỏe mà còn giúp con ngoan, ít quấy khóc, ít bị bệnh vặt lắm. Các chuyên gia cho rằng, lá trầu không có tính hơi cay cùng những tinh chất khác có trong lá trầu rất tốt cho hai mẹ con, giúp làm ấm cơ thể, sát trùng, hạn chế vi khuẩn, hỗ trợ tuần hoàn máu tốt hơn.
Bồ kết
Trước đây, cứ đi qua nhà ai có mùi bồ kết nướng là biết trong nhà họ có người mới đẻ. Để hạn chế tình trạng khóc dạ đề, trước khi ẵm trẻ về nhà, người lớn nên nhét một miếng bồ kết nướng vào túi của mình, đồng thời người thân nên chuẩn bị một niêu than hồng rồi cho vài trái bồ kết vào nướng để khói bốc lên khắp phòng trước.
Sau đó, đợi phòng thông thoáng hoàn toàn, không còn khí than và mùi bồ kết thì ẵm bé vào phòng, bảo đảm tối đó bé sẽ đỡ khóc, ngủ ngoan hơn hẳn.
Xông phòng theo cách này không chỉ giúp các luồng khí xấu và hơi ẩm trong phòng mất đi. Mà hương bồ kết còn sát khuẩn được, tốt cho việc phòng trừ bệnh đường hô hấp nên cực tốt cho phòng bà đẻ.Mẹ nào sắp sinh hoặc vừa sinh con xong, lo sợ bé quấy khóc cứ thử nhé, chỉ cần một cách thôi, không nhất thiết phải làm hết cả bốn cách.
Hi vọng 4 mẹo nên làm khi bế con từ bệnh viện về nhà trên đây góp phần giúp bé ngoan ngoãn, ít quấy khóc.
4 bình luận
Mới nhất
MẸo này em cũng làm nè
mình cũng áp dụng mẹo mang tỏi đi nè
lưu ngay 4 mẹo để áp dụng nè các mom
Những mẹo nhân gian cũng có những mẹ rất hay đó ạ. Không phải mẹo nào cũng không khoa học đâu ạ.