backup og meta
Chuyên mục
Công cụ
Hỏi bác sĩ
Lưu

Phẫu thuật nội soi cho các bệnh về đường tiêu hóa

Tác giả: Bác sĩ Đinh Thị Mai Hồng · Đa khoa · Bệnh viện Đại học Y dược Hà Nội


Ngày cập nhật: 03/07/2020

    Phẫu thuật nội soi cho các bệnh về đường tiêu hóa

    Phẫu thuật nội soi hiện nay là phương pháp được nhiều bác sĩ lựa chọn vì những ưu điểm của thủ thuật này. Đây cũng là lựa chọn hàng đầu khi điều trị các bệnh về đường tiêu hóa.

    Trong phẫu thuật nội soi, bác sĩ đưa một máy ảnh nhỏ vào trong cơ thể để giúp hiển thị hình ảnh của phần bụng cần được loại bỏ. Phẫu thuật nội soi thường được sử dụng để điều trị các bệnh về đường tiêu hóa và nó là một loại phẫu thuật xâm lấn tối thiểu nhờ các vết cắt nhỏ.

    Những tình trạng nào có thể được điều trị bằng phẫu thuật nội soi?

    Phẫu thuật nội soi có thể là cách điều trị cho các bệnh ở đường tiêu hóa bao gồm:

    • Bệnh Crohn
    • Ung thư đại trực tràng
    • Viêm túi thừa
    • Đa polip gia đình
    • Đại tiện không tự chủ
    • Sa trực tràng – trực tràng nhô ra ngoài hậu môn
    • Viêm loét đại tràng
    • Polip đại tràng quá lớn không thể loại bỏ bằng nội soi đại tràng
    • Táo bón nặng mãn tính nhưng dùng thuốc không hiệu quả.

    Phẫu thuật nội soi được thực hiện như thế nào?

    Trong phẫu thuật nội soi, bác sĩ sẽ thực hiện ba hoặc nhiều vết cắt nhỏ ở bụng. Các dụng cụ nội soi và phẫu thuật được đưa vào qua các vết mổ này. Bác sĩ phẫu thuật xem hình ảnh của khu vực bệnh trên màn hình và loại bỏ nó bằng các dụng cụ chuyên dụng.

    Các loại phẫu thuật được thực hiện bằng phương pháp nội soi

    Dưới đây là các loại phẫu thuật sử dụng nội soi có thể thực hiện để điều trị các vấn đề về đường tiêu hóa:

    • Cắt bỏ hậu môn và đại tràng sigma: phẫu thuật cắt bỏ một phần trực tràng hoặc đại tràng sigma bị bệnh.
    • Cắt bỏ đại tràng phải hoặc cắt bỏ ruột hồi đại tràng: cắt bỏ đại tràng phải là phẫu thuật cắt bỏ phần ruột kết bên phải. Đối với cắt bỏ ruột hồi, đại tràng, một phần của ruột non – phần cuối cùng của ruột non gắn liền với phía bên phải của đại tràng – được loại bỏ.
    • Cắt bỏ toàn bộ đại tràng: phẫu thuật cắt bỏ ruột già.
    • Phẫu thuật đưa phân ra ngoài: phẫu thuật tái tạo cho ruột hồi hoặc đại tràng bị cắt bỏ.
    • Cắt bỏ trực tràng: phẫu thuật cắt bỏ hậu môn, trực tràng hoặc đại tràng sigma.
    • Teo trực tràng vào ụ nhô: thủ thuật phẫu thuật giữ trực tràng ở vị trí thích hợp để ngăn ngừa sa trực tràng.
    • Cắt toàn bộ ruột già: phẫu thuật cắt bỏ cả trực tràng và đại tràng.

    Ưu điểm của phẫu thuật nội soi

    So với phẫu thuật truyền thồng, phẫu thuật nội soi ít xâm lấn hơn do có các vết cắt nhỏ. Các ưu điểm khác của phương pháp phẫu thuật này gồm:

    • Sẹo bên ngoài và bên trong nhỏ hơn.
    • Ít đau đớn.
    • Thời gian nằm viện ngắn hơn. Thời gian nằm viện sau phẫu thuật nội soi có thể chỉ mất 2 đêm trong khi phẫu thuật truyền thống, bạn có thể mất một tuần hoặc thậm chí nhiều hơn. Thời gian nằm viện ngắn hơn sẽ giúp bạn tiết kiệm rất nhiều tiền.
    • Thời gian phục hồi nhanh hơn. Bạn có thể hồi phục hoàn toàn 2 hoặc 3 tuần sau khi phẫu thuật nội soi trong khi phẫu thuật truyền thống có thể cần từ 4 đến 8 tuần để tất cả các hoạt động trở lại bình thường.

    Chuẩn bị trước khi phẫu thuật nội soi

    Để có kết quả tốt nhất, bạn cần thực hiện đúng các hướng dẫn của bác sĩ trước khi phẫu thuật. Bạn có thể sẽ được yêu cầu:

    • Tránh ăn hoặc uống sau nửa đêm vào buổi tối trước khi phẫu thuật
    • Cho bác sĩ biết về bệnh sử
    • Thực hiện kiểm tra thể chất và các xét nghiệm cần thiết khác
    • Dùng thuốc nhuận tràng để làm sạch ruột

    Phục hồi sau phẫu thuật

    Đi bộ có thể rất tốt cho quá trình phục hồi vì giúp tăng cường cơ bắp, tăng lưu thông máu nên ngăn ngừa cục máu đông.

    Trong vài tuần đầu sau khi phẫu thuật, bạn nên tránh nhấc hoặc đẩy bất cứ đồ vật quá nặng hoặc thực hiện các bài tập bụng.

    Hello Health Group không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.

    Miễn trừ trách nhiệm

    Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

    Tác giả:

    Bác sĩ Đinh Thị Mai Hồng

    Đa khoa · Bệnh viện Đại học Y dược Hà Nội


    Ngày cập nhật: 03/07/2020

    advertisement iconQuảng cáo
    app promote banner

    Bài viết này có hữu ích với bạn?

    advertisement iconQuảng cáo
    advertisement iconQuảng cáo