backup og meta
Chuyên mục
Công cụ
Hỏi bác sĩ
Lưu

Lupus ban đỏ

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh · Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh


Tác giả: Tố Quyên · Ngày cập nhật: 12/08/2021

    Lupus ban đỏ

    Lupus ban đỏ hay lupus ban đỏ hệ thống là một bệnh tự miễn, nghĩa là hệ miễn dịch sẽ tấn công nhầm các tế bào khỏe mạnh trong cơ thể. Đây là một dạng phổ biến của bệnh lupus. Vậy bệnh lupus ban đỏ là gì? Làm sao để điều trị bệnh hiệu quả? Mời bạn tham khảo bài viết sau đây.

    Bệnh lupus ban đỏ là gì?

    Hệ miễn dịch thường tấn công các virus hoặc vi khuẩn nguy hiểm để giúp cơ thể luôn khỏe mạnh. Bệnh tự miễn xảy ra khi hệ miễn dịch tấn công nhầm các tế bào khỏe mạnh thay vì các vi sinh vật có hại. Bệnh tự miễn có rất nhiều bệnh, trong đó có lupus.

    Thực tế, thuật ngữ lupus được sử dụng cho một số bệnh tự miễn có biểu hiện lâm sàng tương tự nhau, trong đó lupus ban đỏ (lupus ban đỏ hệ thống) là tình trạng thường gặp nhất.

    Bệnh lupus ban đỏ là một bệnh mãn tính với các giai đoạn nghiêm trọng xen kẽ với các giai đoạn nhẹ. Hầu hết người bệnh có thể sống bình thường cùng với việc điều trị.

    Triệu chứng bệnh lupus ban đỏ là gì?

    lupus

    Các triệu chứng bệnh lupus ban đỏ ở mỗi người không giống nhau, có thể đến rồi đi. Đôi khi, người bệnh sẽ bị đau khớp và sưng. Một số người có thể phát triển bệnh viêm khớp.

    Lupus ban đỏ thường ảnh hưởng đến các khớp ở ngón tay, bàn tay, cổ tay và đầu gối.

    Các dấu hiệu phổ biến khác của bệnh gồm:

    • Đau ngực khi hít thở sâu
    • Mệt mỏi
    • Sốt không rõ nguyên nhân
    • Cảm giác không khỏe
    • Rụng tóc
    • Sụt cân
    • Nhiệt miệng
    • Nhạy cảm với ánh sáng
    • Phát ban: Phát ban hình bướm xuất hiện ở khoảng 50% người mắc bệnh. Dấu hiệu này thường xuất hiện trên má, sống mũi và có thể lan khắp cơ thể. Phát ban có thể nặng hơn khi tiếp xúc với ánh sáng mặt trời.
    • Sưng hạch bạch huyết

    Các triệu chứng lupus ban đỏ khác sẽ phụ thuộc vào vị trí khu vực ảnh hưởng bệnh:

    • Não và hệ thần kinh: Nhức đầu, tê, ngứa, co giật, vấn đề thị lực, thay đổi tính cách
    • Đường tiêu hóa: Đau bụng, buồn nôn và nôn
    • Tim: Vấn đề về van, viêm cơ tim
    • Phổi: Tích tụ dịch trong khoang màng phổi, khó thở
    • Da: Màu da loang lổ và ngón tay đổi màu khi lạnh (hiện tượng Raynaud)
    • Thận: Sưng ở chân

    Một số người chỉ có triệu chứng da, được gọi là lupus ban đỏ dạng đĩa.

    Nguyên nhân gây lupus ban đỏ là gì?

    Lupus là một bệnh tự miễn, nghĩa là hệ miễn dịch sẽ tấn công các tế bào khỏe mạnh trong cơ thể. Vậy lupus ban đỏ có lây không? Câu trả lời là không.

    Thực tế, các chuyên gia không biết nguyên nhân chính xác kích hoạt bệnh. Nhiễm virus, sử dụng các thuốc mạnh, tiếp xúc với ánh sáng mặt trời, dậy thì, sinh con và mãn kinh có thể gây ra tình trạng này.

    Bệnh thường xảy ra ở phụ nữ, đặc biệt là phụ nữ da màu.

    Chẩn đoán bệnh lupus ban đỏ

    Bác sĩ sẽ khám sức khỏe để kiểm tra các dấu hiệu và triệu chứng điển hình của bệnh lupus, bao gồm:

    • Phát ban khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời
    • Loét niêm mạc có thể xảy ra trong miệng hoặc mũi
    • Viêm khớp, sưng hoặc đau khớp nhỏ ở bàn tay, bàn chân, đầu gối và cổ tay
    • Rụng tóc
    • Tóc mỏng
    • Dấu hiệu liên quan đến tim hoặc phổi, chẳng hạn như tiếng thổi ở tim hoặc nhịp tim không đều

    Không có xét nghiệm đơn lẻ nào giúp chẩn đoán lupus, nhưng chúng có thể giúp bác sĩ xác nhận chẩn đoán, gồm:

    • Xét nghiệm máu, chẳng hạn như xét nghiệm kháng thể và công thức máu toàn bộ
    • Xét nghiệm nước tiểu
    • Chụp X-quang ngực

    Các cách điều trị lupus ban đỏ là gì?

    Không có cách chữa khỏi bệnh lupus. Mục tiêu của điều trị là kiểm soát các triệu chứng bệnh. Các triệu chứng nghiêm trọng liên quan đến tim, phổi, thận và các cơ quan khác thường cần được điều trị bởi các bác sĩ chuyên khoa.

    Bác sĩ sẽ đánh giá người bệnh dựa vào:

    • Bệnh hoạt động như thế nào
    • Phần nào của cơ thể bị ảnh hưởng
    • Hình thức điều trị nào là cần thiết

    Các cách điều trị lupus ban đỏ dạng nhẹ gồm:

    • Thuốc kháng viêm không steroid (NSAID) điều trị các triệu chứng khớp và viêm màng phổi. Bạn nên dùng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ nếu không có thể dẫn đến các tác dụng không mong muốn.
    • Corticosteroid liều thấp, chẳng hạn như prednisone, điều trị các triệu chứng viêm da và viêm khớp.
    • Kem corticosteroid trị phát ban da.
    • Hydroxychloroquine
    • Belimumab

    Phương pháp điều trị lupus ban đỏ nặng hơn có thể bao gồm:

    • Corticoid liều cao
    • Thuốc ức chế miễn dịch (những loại thuốc này ức chế hệ miễn dịch). Bác sĩ sẽ chỉ định các thuốc này nếu corticosteroid không hiệu quả hoặc nếu các triệu chứng trở nên tồi tệ hơn khi bạn ngừng sử dụng thuốc.
    • Các loại thuốc thường được sử dụng bao gồm mycophenolate, azathioprinecyclophosphamide. Do độc tính của nó, bác sĩ chỉ kê cyclophosphamide với liệu trình ngắn từ 3 – 6 tháng. Rituximab cũng được sử dụng trong một số trường hợp.
    • Thuốc chống đông máu trị các rối loạn đông máu.

    Nếu bạn mắc bệnh lupus, điều quan trọng là:

    • Mặc quần áo chống nắng, kính râm và kem chống nắng khi ra nắng.
    • Điều trị các vấn đề tim mạch
    • Tiêm chủng đầy đủ
    • Tầm soát loãng xương
    • Tránh hút thuốc lá và rượu bia

    Các biến chứng bệnh lupus ban đỏ hệ thống

    biểu hiện ung thư máu

    Theo thời gian, bệnh lupus ban đỏ có thể làm hỏng hoặc gây ra các biến chứng trong các cơ quan trên toàn cơ thể. Các biến chứng có thể bao gồm:

    • Cục máu đông, viêm mạch máu hoặc viêm mạch
    • Viêm tim hoặc viêm màng ngoài tim
    • Đau tim
    • Đột quỵ
    • Thay đổi trí nhớ
    • Thay đổi hành vi
    • Co giật
    • Viêm mô phổi và niêm mạc phổi hoặc viêm màng phổi
    • Viêm thận
    • Giảm chức năng thận
    • Suy thận

    Bệnh có thể có ảnh hưởng nghiêm trọng đến cơ thể trong thai kỳ và dẫn đến các biến chứng thai kỳ, thậm chí sẩy thai. Hãy nói chuyện với bác sĩ để giảm nguy cơ biến chứng.

    Miễn trừ trách nhiệm

    Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

    Tham vấn y khoa:

    Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh

    Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh


    Tác giả: Tố Quyên · Ngày cập nhật: 12/08/2021

    advertisement iconQuảng cáo
    app promote banner

    Bài viết này có hữu ích với bạn?

    advertisement iconQuảng cáo
    advertisement iconQuảng cáo