backup og meta

Ho ra máu

Ho ra máu

Đột nhiên ho ra máu sẽ khiến bất kể ai đều sợ hãi. Trong đầu họ lập tức hiện lên hàng ngàn nỗi lo mình sẽ mắc một bệnh nghiêm trọng nào đó. Đặc biệt là sau đại dịch Covid vừa qua thì nhiều người sẽ nghĩ có thể họ mắc phải di chứng hậu Covid để lại.

Vậy ho ra máu là bệnh gì? Nguyên nhân, triệu chứng, cách chẩn đoán và điều trị như thế nào? Mời bạn cùng Hello Bacsi tìm hiểu trong bài viết này nhé!

Ho ra máu là bệnh gì?

Ho ra máu là tình trạng ho hoặc khạc ra máu, chất nhầy có máu từ đường hô hấp (phổi và cổ họng) của bạn. Máu khi ho ra thường sủi bọt và có lẫn chất nhầy. Nó có thể có màu đỏ hoặc màu gỉ sắt, thường chỉ một lượng nhỏ.

Ho ra máu là bệnh gì? Ho ra máu thường là triệu chứng của rất nhiều bệnh lý khác nhau, chẳng hạn như nhiễm trùng, ung thư, các bệnh về mạch máu, bệnh phổi hoặc các bệnh đường tiêu hóa. Máu ho ra có thể từ trong cổ họng, phổi hoặc dạ dày của bạn.

Triệu chứng đi kèm ho ra máu là gì?

Ho ra máu thường là triệu chứng của bệnh chứ không phải là bệnh. Một số triệu chứng khác thường đi kèm với ho ra máu, chẳng hạn như:

  • Tức ngực
  • Chóng mặt
  • Sốt
  • Đau đầu
  • Khó thở.

Bằng cách nhìn vào hình dạng của vệt máu mà bạn ho ra, bạn có thể đoán được máu này chảy từ đâu. Ví dụ, máu từ phổi có thể xuất hiện kèm bong bóng không khí nhỏ và trộn với chất nhầy từ phổi.

Nguyên nhân ho ra máu là gì?

nguyên nhân ho ra máu

Có rất nhiều tình trạng bệnh lý có thể khiến cho bạn ho ra máu, chẳng hạn như:

Các nguyên nhân ho ra máu khác có thể bao gồm:

  • Giãn phế quản
  • Ung thư phổi
  • Lạm dụng thuốc chống đông máu
  • Thuyên tắc động mạch phổi
  • Suy tim sung huyết
  • Bệnh lao
  • Các bệnh tự miễn
  • Dị dạng động tĩnh mạch phổi (AVMs)
  • Sử dụng ma túy
  • Chấn thương ở phổi, ví dụ như vết thương do tai nạn xe cộ
  • Bệnh Dieulafoy
  • Chảy máu cam nặng hoặc nôn mửa nhiều

Di chứng hậu Covid trên hô hấp thường chỉ gây ho khan nhẹ kéo dài, tuy nhiên nếu có tổn thương các mạch máu nhỏ ở phổi thì cũng có thể ho ra máu..

Bị ho ra máu có thường gặp không?

Ho ra máu tương đối phổ biến và thường ảnh hưởng đến phụ nữ nhiều hơn nam giới. Triệu chứng này có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi.

Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ bị ho ra máu?

Bạn có thể có nguy cơ cao bị ho ra máu nếu bạn nằm trong những trường hợp sau đây:

  • Nhiễm vi rút gây suy giảm miễn dịch (vi rút gây suy giảm miễn dịch sẽ làm tăng nguy cơ mắc phải các bệnh dẫn đến ho ra máu như Kaposi sarcoma, bệnh lao và các bệnh nhiễm nấm).
  • Uống các thuốc ức chế hệ miễn dịch
  • Tiếp xúc với người bị bệnh lao
  • Hút thuốc lá một thời gian dài có thể gây ho ra máu
  • Nằm lâu sau phẫu thuật hoặc do bất kỳ một nguyên nhân nào khác như cơ địa dễ xuất hiện cục máu đông, mang thai, sử dụng thuốc có chứa estrogen. Những yếu tố này làm tăng nguy cơ mắc phải bệnh thuyên tắc phổi dẫn đến ho ra máu.

Chẩn đoán và điều trị

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.

Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán nguyên nhân ho ra máu?

Bác sĩ sẽ hỏi bạn về các tính chất của máu ví dụ như có kèm bóng khí hoặc thức ăn trong đó hay không, lượng máu mỗi lần ho là bao nhiêu, từ đó bác sĩ có thể xác định được nơi chảy máu là ở đâu.

Và sau đó, dựa trên những đánh giá sơ bộ, bác sĩ sẽ cho bạn làm một số xét nghiệm để tìm nguyên nhân, bao gồm chụp X quang, chụp cắt lớp CT, nội soi phế quản và xét nghiệm máu để xác định số lượng tế bào hồng cầu và bạch cầu trong máu.

Những phương pháp nào dùng để điều trị ho ra máu?

ho ra máu phải làm sao

Mục đích điều trị chủ yếu là để ngăn máu chảy và chữa khỏi nguyên nhân gây ho ra máu.

Để ngăn chặn chảy máu, bác sĩ có thể sử dụng các thủ thuật như thuyên tắc động mạch phế quản, nội soi phế quản cầm máu, thậm chí làm cả phẫu thuật.

Những phương pháp điều trị tiếp theo sẽ phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe của bạn cũng như nguyên nhân gây nên ho ra máu, bao gồm:

  • Uống thuốc kháng sinh để điều trị viêm phổi hay lao phổi;
  • Hóa trị và/hoặc xạ trị để điều trị ung thư phổi;
  • Dùng thuốc steroid để làm giảm tình trạng viêm;
  • Dùng thuốc ức chế ho.

Tùy vào tình trạng của người bệnh, bác sĩ sẽ cho truyền các dung dịch từ máu hoặc các loại thuốc để bù lại lượng máu mất đi. Phẫu thuật và điều trị ung thư có thể được yêu cầu nếu phát hiện ra tình trạng ho ra máu là do khối u.

Phòng ngừa

Những biện pháp nào giúp bạn ngăn ngừa ho ra máu?

Bạn sẽ có thể kiểm soát được tình trạng ho ra máu nếu áp dụng các biện pháp sau:

  • Bỏ hút thuốc
  • Tránh các chất kích thích và chất gây dị ứng làm cho bạn bị ho
  • Thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh
  • Điều trị bệnh căn nguyên gây ra ho máu.

Ho ra máu nên ăn gì?

  • Bạn nên ăn lỏng (soup, sữa) hoặc nửa lỏng (cháo, mì, miến, …)
  • Bạn nên ăn nhiều hoa quả tươi để bổ sung vitamin bị thiếu
  • Không ăn thức ăn khó tiêu, đồ uống có cồn hoặc chất kích thích

Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.

[embed-health-tool-bmi]

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Coughing blood. http://www.mayoclinic.org/symptoms/coughing-up-blood/basics/definition/sym-20050934.. Ngày truy cập: 7/9/2016

Coughing up blood (blood in phlegm). https://www.nhs.uk/conditions/coughing-up-blood/. Ngày truy cập: 23/07/2021

Coughing Up Blood. https://my.clevelandclinic.org/health/symptoms/17696-coughing-up-blood. Ngày truy cập: 23/07/2021

Coughing up blood (blood in phlegm) https://www.nidirect.gov.uk/conditions/coughing-blood-blood-phlegm#:~:text=The%20most%20common%20reason%20for,a%20germ%20(bacterium%20or%20virus) Ngày truy cập: 08/04/2023

Haemoptysis (coughing up blood) https://www.healthdirect.gov.au/haemoptysis-coughing-up-blood Ngày truy cập: 08/04/2023

Biểu hiện hô hấp hậu COVID-19, những điều cần biết https://trungtamytegovap.medinet.gov.vn/chuyen-muc/bieu-hien-ho-hap-hau-covid-19-nhung-dieu-can-biet-cmobile14392-56283.aspx Ngày truy cập: 08/04/2023

Phiên bản hiện tại

08/04/2023

Tác giả: Ban biên tập Hello Bacsi

Tham vấn y khoa: TS. Dược khoa Trương Anh Thư

Cập nhật bởi: Lương Lan


Bài viết liên quan

Bé ho nhiều phải làm sao? Tiết lộ cách điều trị dứt điểm, hiệu quả

Trẻ sơ sinh thở khò khè: Nhận diện dấu hiệu bất thường và cách chăm sóc


Tham vấn y khoa:

TS. Dược khoa Trương Anh Thư

Dược · Bệnh viện Đại học Y Dược TP. HCM


Tác giả: Ban biên tập Hello Bacsi · Ngày cập nhật: 08/04/2023

ad iconQuảng cáo

Bài viết này có hữu ích với bạn?

ad iconQuảng cáo
ad iconQuảng cáo