backup og meta

Suy thượng thận cấp

Suy thượng thận cấp

Tìm hiểu chung

Bệnh suy thượng thận cấp là gì?

Suy thượng thận cấp là một tình trạng y tế nghiêm trọng, xảy ra khi cơ thể không có khả năng sản xuất đủ lượng cortisol. Những người có bệnh Addison hoặc bị tổn thương tuyến thượng thận có thể không sản xuất đủ cortisol.

Mức cortisol thấp có thể gây ra yếu, mệt mỏi và huyết áp thấp. Bạn có thể có nhiều triệu chứng hơn nếu chưa điều trị bệnh Addison hoặc tuyến thượng thận bị tổn thương do căng thẳng nhiều, tai nạn xe hơi hoặc nhiễm trùng. Những triệu chứng này bao gồm chóng mặt đột ngột, nôn mửa và thậm chí mất ý thức.

Suy thượng thận cấp có thể cực kỳ nguy hiểm nếu mức cortisol không được bổ sung, đe dọa đến tính mạng và cần được cấp cứu ngay.

Triệu chứng

Những dấu hiệu và triệu chứng suy thượng thận cấp là gì?

Các triệu chứng suy thượng thận cấp gồm:

  • Cực kỳ yếu
  • Rối loạn tâm thần
  • Chóng mặt
  • Buồn nôn hoặc đau bụng
  • Ói mửa
  • Sốt
  • Một cơn đau đột ngột ở lưng hoặc chân dưới
  • Chán ăn
  • Huyết áp cực thấp
  • Ớn lạnh
  • Viêm da
  • Đổ mồ hôi
  • Nhịp tim cao
  • Mất ý thức

Bạn có thể gặp các triệu chứng suy thượng thận cấp khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các biểu hiệu của bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.

Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?

Nếu bạn có bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng nêu trên hoặc có bất kỳ câu hỏi nào, xin vui lòng tham khảo ý kiến bác sĩ. Cơ địa mỗi người là khác nhau, vì vậy hãy hỏi ý kiến bác sĩ để lựa chọn được phương án thích hợp nhất.

Nguyên nhân

Nguyên nhân nào gây suy thượng thận cấp?

Suy thượng thập cấp xảy ra khi người có tuyến thượng thận hoạt động không bình thường trải qua một tình huống rất căng thẳng. Các tuyến thượng thận ở phía trên thận và chịu trách nhiệm sản xuất các hormone quan trọng, bao gồm cortisol. Khi tuyến thượng thận bị tổn thương, chúng không thể sản xuất đủ các kích thích tố này. Điều này có thể gây ra bệnh.

Những người mắc bệnh Addison có nguy cơ cao bị suy thượng thận cấp, đặc biệt nếu tình trạng của họ không được điều trị. Bệnh Addison thường xảy ra khi hệ miễn dịch vô tình tấn công tuyến thượng thận. Đây được gọi là bệnh tự miễn dịch.

Các nguyên nhân gây bệnh Addison bao gồm:

  • Sử dụng glucocorticoid, như prednisone, trong thời gian dài.
  • Nhiễm trùng nặng, bao gồm nhiễm nấm và nhiễm virus.
  • Khối u.
  • Chảy máu ở tuyến thượng thận do sử dụng thuốc làm loãng máu giúp ngăn ngừa cục máu đông.
  • Phẫu thuật ở tuyến thượng thận.

Mức cortisol sẽ giảm dần theo thời gian nếu bạn mắc bệnh Addison nhưng không được điều trị. Khi bạn không có một lượng hormone bình thường, tình trạng căng thẳng có thể kiểm soát cơ thể và gây ra suy thượng thận cấp. Bên cạnh đó, bệnh cũng có thể được kích hoạt bởi một số sự kiện nhất định, bao gồm:

  • Tai nạn xe hơi
  • Chấn thương dẫn đến cú sốc vật lý
  • Mất nước nghiêm trọng
  • Nhiễm trùng nặng, chẳng hạn như cúm hoặc virus dạ dày.

Nguy cơ mắc phải

Những ai có nguy cơ bị suy thượng thận cấp?

Những người có nguy cơ cao bị suy thượng thận cấp là người:

  • Đã được chẩn đoán mắc bệnh Addison
  • Gần đây đã phẫu thuật tuyến thượng thận
  • Có tổn thương tuyến yên
  • Đang được điều trị suy thượng thận nhưng không dùng thuốc
  • Đang trải qua một số loại chấn thương thể chất hoặc căng thẳng nghiêm trọng
  • Bị mất nước nghiêm trọng

Chẩn đoán & Điều trị

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế, vậy nên tốt nhất là bạn hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.

Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán suy thượng thận cấp?

Bác sĩ có thể chẩn đoán ban đầu bằng cách đo mức cortisol hoặc hormone adrenocorticotropic (ACTH) trong máu của bạn. Khi các triệu chứng được kiểm soát, bác sĩ sẽ thực hiện các xét nghiệm khác để xác định chẩn đoán và xem mức độ hormone tuyến thượng thận của bạn có bình thường hay không. Các xét nghiệm này có thể bao gồm:

  • Xét nghiệm hormone vỏ thượng thận ACTH (cosyntropin), trong đó bác sĩ sẽ đánh giá nồng độ cortisol của bạn trước và sau khi tiêm ACTH
  • Xét nghiệm kali huyết thanh để kiểm tra nồng độ kali
  • Xét nghiệm natri huyết thanh để kiểm tra nồng độ natri
  • Xét nghiệm đường huyết lúc đói để xác định lượng đường trong máu
  • Thử nghiệm mức cortisol đơn giản

Những phương pháp nào dùng để điều trị suy thượng thận cấp?

Những người đang bị suy thượng thận cấp thường được tiêm hydrocortisone ngay lập tức. Thuốc có thể được tiêm vào cơ hoặc tĩnh mạch.

Sau suy thượng thận cấp, bác sĩ có thể yêu cầu bạn đến bệnh viện để đánh giá liên tục. Điều này thường được thực hiện để đảm bảo rằng tình trạng của bạn đã được điều trị hiệu quả.

Biến chứng

Các biến chứng của bệnh suy thượng thận cấp là gì?

Những người bị suy thượng thận cấp thường hồi phục nếu tình trạng này được điều trị nhanh chóng. Nếu điều trị phù hợp, những người bị suy thượng thận có thể sống một cuộc sống tương đối khỏe mạnh, năng động.

Tuy nhiên, nếu không được điều trị, bệnh có thể dẫn đến:

  • Sốc
  • Co giật
  • Tình trạng hôn mê
  • Tử vong

Bạn có thể giới hạn nguy cơ phát triển suy thượng thận cấp bằng cách dùng đúng các loại thuốc theo toa mà bác sĩ chỉ định.

Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.

Hello Bacsi không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.

[embed-health-tool-bmi]

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Addisonian Crisis (Acute Adrenal Crisis). https://emedicine.medscape.com/article/765753-overview. Ngày truy cập 02/10/2018

Addisonian Crisis (Acute Adrenal Crisis). https://emedicine.medscape.com/article/116716-overview. Ngày truy cập 02/10/2018

Addisonian Crisis (Acute Adrenal Crisis). https://www.healthline.com/health/acute-adrenal-crisis. Ngày truy cập 02/10/2018

Phiên bản hiện tại

02/12/2018

Tác giả: Tố Quyên

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh

Cập nhật bởi: Hoàng Diệu Thu


Bài viết liên quan

Sau mổ tuyến giáp nên ăn gì để có thể nhanh hồi phục?

Ung thư tuyến giáp kiêng ăn gì để giúp cơ thể nhanh hồi phục?


Tham vấn y khoa:

Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh

Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh


Tác giả: Tố Quyên · Ngày cập nhật: 02/12/2018

ad iconQuảng cáo

Bài viết này có hữu ích với bạn?

ad iconQuảng cáo
ad iconQuảng cáo