Hiểu đúng về cơ chế tái tạo máu và nguyên tắc truyền máu

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Lê Thị Mỹ Duyên · Đa khoa · Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc


Tác giả: Thanh Hiền · Ngày cập nhật: 22/01/2020

    Hiểu đúng về cơ chế tái tạo máu và nguyên tắc truyền máu
    Quảng cáo

    Mỗi một nhóm máu có những đặc điểm riêng, kết cấu của mạch máu có thể bị phá vỡ nếu truyền không đúng nhóm máu tương thích. Vì thế, việc biết các thành phần máu và hiểu cơ chế tái tạo máu cũng như nguyên tắc truyền máu là điều rất quan trọng.

    Mỗi ngày có rất nhiều bệnh nhân cần được truyền máu. Mỗi năm, Việt Nam cần khoảng 1.800.000 đơn vị máu để điều trị nhưng lượng máu cung cấp chỉ đạt 54% nhu cầu. Cho nhận máu thực ra là một quy trình đơn giản nếu bạn nắm được những kiến thức sau

    Cơ chế hoạt động sản sinh máu của cơ thể

    Cơ thể chúng ta liên tục tái tạo và bổ sung máu cho cơ thể, vì vậy lượng máu trong người có thể dư. Trung bình ở người trưởng thành có khoảng từ 4,5 – 5,5 lít máu lưu thông trong cơ thể. Trung bình sau 120 ngày, mỗi một tế bào máu sẽ vỡ ra và được thay thế bởi một tế bào mới, nhờ vậy dòng máu được thanh lọc, các chất độc theo đó được thải ra ngoài.

    Trong khi đó, mỗi ngày lượng máu cần cho các ca cấp cứu ở bệnh viện rất lớn trong khi máu được hiến tặng chỉ có thể sử dụng tốt nhất trong vòng 42 ngày, với tuổi thọ ngắn như vậy nên nhu cầu được hiến tặng máu không bao giờ là đủ. Chính vì vậy, bạn nên tham gia các hoạt động hiến máu nhân đạo nhằm mục đích tăng lượng máu dự trữ cho quốc gia và tạo điều kiện cho máu được tái tạo một cách tốt nhất.

    Thành phần cơ bản của tế bào máu

    Các thành phần cơ bản tạo nên tất cả các tế bào máu bao gồm hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu và huyết tương.

    • Các tế bào hồng cầu vận chuyển oxy đến các mô của cơ thể với sự trợ giúp từ chất sắt chứa protein loại hemoglobin;
    • Tế bào bạch cầu là những phản ứng đầu tiên của hệ thống miễn dịch, chúng phân bố khắp cơ thể và ngăn chặn các vi khuẩn và virus tấn công;
    • Tiểu cầu sẽ giúp đông máu (như làm cho vết cắt ngừng chảy máu);
    • Huyết tương là chất bổ sung không gian của máu, cung cấp dưỡng chất cho các tế bào khác và hoạt động như một chất lỏng giúp máu chảy thành dòng trong cơ thể.

    nhiều nhóm máu khác nhau: A, B, AB, và O. Cũng giống như tính cách con người, không phải tất cả các nhóm máu đều thích hợp để truyền cho nhau. Điều này là do mỗi loại máu có các kháng nguyên riêng, những kháng nguyên này nằm trên bề mặt tế bào, đóng vai trò xác định xem liệu nhóm máu được truyền có phù hợp với hệ miễn dịch của cơ thể hay không. Hệ miễn dịch tạo ra kháng thể để chống lại các kháng nguyên không phù hợp, từ đó giúp bảo vệ cơ thể.

    Nếu các kháng thể xâm nhập vào tế bào máu có kháng nguyên không tương thích (ví dụ, máu loại B được truyền nhầm cho một bệnh nhân có nhóm máu A), nó sẽ truyền thông tin đến hệ thống miễn dịch, dẫn đến phá vỡ máu hoặc gây đông máu – gây hại đến hệ tuần hoàn.

    Các kháng nguyên chính thứ ba phân bố trên bề mặt các tế bào máu nhằm xác định tình trạng máu hiếm. Các tế bào máu có kháng nguyên này được coi là “dương tính” trong khi các tế bào được quy định là “âm tính”. Nhóm máu hiếm âm tính chỉ có thể nhận được các tế bào hồng cầu từ các nhóm máu hiếm âm tính khác, nhưng nhóm máu hiếm dương tính có thể nhận được bất kỳ loại nào. Bạn nên tìm hiểu rõ trước khi quyết định cho nhận máu hoặc tìm đến các cơ sở y tế để được đảm bảo về các nguyên tắc truyền máu.

    Nguyên tắc truyền máu

    Để đảm bảo an toàn trong quá trình truyền máu, thông thường phải tuân thủ theo những nguyên tắc sau:

    • Nguyên tắc an toàn trong truyền máu tốt nhất là truyền cùng nhóm máu. Ví dụ nhóm máu O truyền cho người có nhóm máu O, nhóm máu A được truyền cho người có nhóm máu A,… Việc truyền cùng nhóm máu để tránh tình trạng kháng nguyên và kháng thể tương ứng gặp nhau gây ra phản ứng liên kết các nguyên kháng thể nguy hiểm cho người nhận.
    • Ngoài việc xác định nhóm máu của người cho và người nhận, cần làm phản ứng chéo: Trộn hồng cầu của người cho với huyết thanh của người nhận và ngược lại, trộn hồng cầu của người nhận với huyết thanh của người cho. Nếu không có hiện tượng ngưng kết hồng cầu thì máu đó mới được truyền cho người nhận.
    • Nếu truyền máu không phù hợp thì có thể gây ra những tai biến nghiêm trọng cho người nhận máu, thậm chí gây ra tử vong sau vài ngày. Vì vậy quá trình cho nhận máu phải đảm bảo theo đúng các nguyên tắc truyền máu đã được quy định.

    Trên đây là những thông tin cần biết về cơ chế tái tạo máu và nguyên tắc khi truyền máu mà bạn cần nắm rõ. Việc nắm vững những điều trên có thể giúp ích cho bản thân cũng như người nhà bạn khi cần phải truyền máu trong những trường hợp cần thiết.

    Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

    Tham vấn y khoa:

    Bác sĩ Lê Thị Mỹ Duyên

    Đa khoa · Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc


    Tác giả: Thanh Hiền · Ngày cập nhật: 22/01/2020

    Quảng cáo

    Bài viết này có hữu ích với bạn?

    Quảng cáo
    Quảng cáo
    Quảng cáo