6. Một người vẫn có thể sống dù đã mất đi 40% lượng máu trong cơ thể. Tuy nhiên, cần phải truyền máu kịp thời, nếu không có thể nguy hiểm đến tính mạng.
7. Khoảng 21% các trường hợp rối loạn nhịp tim diễn ra vào thứ Hai. Đỉnh rối loạn thứ hai thường lặp lại vào thứ Sáu. Các nhà khoa học cho rằng nguyên nhân chính dẫn đến việc này là vì các loại hormone gây căng thẳng thường được tiết ra vào đầu tuần.
8. Nhịp tim có thể ảnh hưởng rất lớn đến tâm trạng của chúng ta. Các nhà khoa học đã nghiên cứu hiện tượng này trên một người đàn ông vừa phẫu thuật ghép tim. Sau cuộc phẫu thuật, suy nghĩ, cảm xúc và hành động của người này thay đổi theo hướng khác thường.
9. Để giảm nguy cơ bị đau tim, bạn nên tập thói quen thức dậy một cách từ từ vào mỗi sáng và hạn chế hoạt động gắng sức (bao gồm cả quan hệ tình dục) vào buổi chiều và tối.
10. Nước dừa có thể dùng để thay thế huyết tương trong một số trường hợp khẩn cấp nhờ sự giống nhau trong thành phần của chúng.

11. Các nhóm máu có ảnh hưởng đến nguy cơ ly hôn giữa các cặp đôi. Các nhà khoa học đã tìm ra được mối liên hệ giữa nhóm máu của các cặp vợ chồng và tỷ lệ ly hôn của họ. Nếu hai vợ chồng đều mang nhóm máu O, cặp đôi này được xem là một trong những cặp đôi bền chặt nhất. Tuy nhiên, tỷ lệ ly hôn cao rơi vào những cặp đôi có nhóm máu A + AB hoặc A + O.
12. Nhóm máu có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của chúng ta. Những người có nhóm máu O khó mắc các bệnh tim mạch nhưng lại dễ mắc phải ung thư da và béo phì.
13. Những người có nhóm máu A nên chú ý đến lượng cholesterol trong máu. Nguyên nhân là người mang nhóm máu A có nguy cơ mắc bệnh tim mạch vành.
14. Những người có nhóm máu B nên đề phòng nguy cơ bị đái tháo đường hoặc ung thư tuyến tụy.
15. Người có nhóm máu AB có nguy cơ bị suy giảm nhận thức cao hơn 82% so với những người mang các nhóm máu khác.
Đặt câu hỏi cho bác sĩ
Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để tạo câu hỏi
Chia sẻ với bác sĩ các thắc mắc của bạn để được giải đáp miễn phí.
Đăng ký hoặc Đăng nhập để đặt câu hỏi cho bác sĩ!