backup og meta

Nhiễm vi khuẩn kháng Carbapenem

Nhiễm vi khuẩn kháng Carbapenem

Tìm hiểu chung

Nhiễm vi khuẩn kháng Carbapenem là gì?

Carbapenem là một nhóm kháng sinh phổ rộng, gồm 4 kháng sinh: imipenem, meropenem, ertapenem và doripenem. Các kháng sinh này thường được dùng để điều trị nhiễm trùng nặng và đa đề kháng.

Các vi khuẩn kháng Carbapenem thường là các chủng vi khuẩn thuộc họ Enterobacteriaceae.

Các vi khuẩn kháng kháng sinh có thể gây nhiễm trùng phổi (viêm phổi), đường tiết niệu và da. Thậm chí, các siêu vi khuẩn này cũng có thể lây lan và chia sẻ khả năng đề kháng kháng sinh với các vi khuẩn lành mạnh trong cơ thể.

Khi xâm nhập vào bàng quang, máu và các cơ quan khác, vi khuẩn có thể gây nhiễm trùng. Thực tế, rất khó để điều trị các nhiễm trùng này.

Triệu chứng

Triệu chứng sốt xuất huyết ở người lớn

Những dấu hiệu nhiễm vi khuẩn kháng Carbapenem là gì?

Tùy thuộc vào chủng virus gây bệnh, bạn sẽ có các triệu chứng cụ thể, chẳng hạn như:

Sốt

Cảm thấy không khỏe

Nhịp tim nhanh

  • Đau, sưng, đỏ hoặc nóng tại một khu vực
  • Trong một số trường hợp, vi khuẩn có thể đi vào máu từ một tình trạng nhiễm trùng hiện có (như áp xe hoặc nhiễm trùng đường tiết niệu) hay từ thiết bị y tế như ống thông tiểu hoặc ống thông tĩnh mạch.

    Các triệu chứng nhiễm trùng máu của vi khuẩn đề kháng Carbapenem có thể tương tự với các tình trạng nhiễm trùng máu khác, như sốt, run rẩy và huyết áp thấp.

    Sự khác biệt giữa vi khuẩn cư trú và vi khuẩn xâm nhập

    Một số vi khuẩn ở trong hoặc trên cơ thể nhưng không gây nhiễm trùng. Chúng được gọi là vi khuẩn cư trú.

    Hầu hết vi khuẩn kháng Carbapenem cư trú thường không gây nhiễm trùng. Các vi khuẩn đề kháng chỉ gây nhiễm trùng khi vi trùng từ bên ngoài xâm nhập vào cơ thể, thường thông qua các thiết bị y tế như ống thông tĩnh mạch, máy thở, ống thông đường tiểu, vết thương do chấn thương hoặc phẫu thuật.

    Con đường lây lan

    Vi khuẩn kháng kháng sinh thường lây từ người sang người khi tiếp xúc với người nhiễm bệnh hoặc có vi khuẩn cư trú, thông qua dịch máu và phân.

    Nguy cơ

    Những ai có nguy cơ mắc nhiễm vi khuẩn kháng Carbapenem?

    Những người khỏe mạnh thường không nhiễm vi khuẩn kháng kháng sinh. Chỉ những người phải nằm viện hoặc thường xuyên điều trị tại các cơ sở y tế sẽ có nguy cơ cao nhiễm bệnh.

    Đặc biệt, bệnh nhân đang được điều trị bằng máy thở, ống thông tiểu, ống thông bàng quang, sử dụng thuốc kháng sinh trong thời gian dài và người có hệ miễn dịch yếu sẽ dễ nhiễm vi khuẩn hơn.

    Chẩn đoán và điều trị

    Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.

    Những kỹ thuật y tế nào giúp chẩn đoán nhiễm vi khuẩn kháng Carbapenem?

    Nếu bác sĩ nghi ngờ bạn bị nhiễm vi khuẩn kháng kháng sinh, họ sẽ lấy mẫu bệnh phẩm như máu, nước tiểu hoặc đờm để làm xét nghiệm.

    Nếu phát hiện sự hiện diện của vi khuẩn trong mẫu bệnh, bạn sẽ được đưa đến phòng cách ly để điều trị. Ngoài ra, người thân và những người tiếp xúc với bạn cũng cần được kiểm tra và theo dõi.

    Những phương pháp nào giúp điều trị nhiễm vi khuẩn kháng Carbapenem?

    Việc điều trị vi khuẩn kháng kháng sinh sẽ tùy thuộc vào quyết định của bác sĩ. Đối với những người có vi khuẩn kháng kháng sinh cư trú nhưng không nhiễm trùng, điều trị là không cần thiết.

    Đối với trường hợp nhiễm trùng, bác sĩ sẽ chỉ định kháng sinh để điều trị. Bạn nên tuân thủ phác đồ điều trị bệnh, không ngưng thuốc sớm ngay cả khi các triệu chứng có cải thiện.

    Ngoài ra, bạn nên thường xuyên rửa tay sạch sau khi tiếp xúc với khu vực nhiễm bệnh, sau khi sử dụng phòng tắm, trước khi chuẩn bị đồ ăn hoặc ăn uống.

    Thông báo cho bác sĩ ngay nếu bạn có các triệu chứng mới xuất hiện, như tiêu chảy.

    Phòng ngừa

    rửa tay

    Những biện pháp nào giúp bạn phòng ngừa nhiễm vi khuẩn kháng Carbapenem?

    Một số cách có thể giúp bạn phòng ngừa bệnh như:

    • Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng và nước hoặc nước rửa tay khô kháng khuẩn
    • Chế độ ăn uống lành mạnh
    • Tập thể dục hợp lý
    • Ngủ đủ giấc
    • Tránh dùng kháng sinh quá liều hoặc dùng không đúng trường hợp, như dùng kháng sinh trị cảm. Kháng sinh giúp điều trị các tình trạng nhiễm vi khuẩn, nấm và ký sinh trùng, không thể điều trị cho nhiễm virus
    • Dùng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ, không nên ngừng sớm

    Hello Bacsi không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay phương pháp điều trị y khoa.

     

    Miễn trừ trách nhiệm

    Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

    CRE bacteria: What you should know. https://healthywa.wa.gov.au/Articles/A_E/Carbapenem-resistant-Enterobacteriaceae-CRE. Ngày truy cập 6/5/2020

    CRE bacteria: What you should know. https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/infectious-diseases/in-depth/cre-bacteria/art-20166387. Ngày truy cập 6/5/2020
    CRE bacteria. https://www.cdc.gov/hai/organisms/cre/cre-patients.html. Ngày truy cập 6/5/2020

     

     

     

     

    Phiên bản hiện tại

    20/05/2022

    Tác giả: Tố Quyên

    Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh

    Cập nhật bởi: Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh


    Bài viết liên quan

    Metapneumovirus: Bạn cần biết gì để bảo vệ bản thân?

    15 Tác dụng phụ của thuốc kháng sinh bạn cần biết


    Tham vấn y khoa:

    Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh

    Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh


    Tác giả: Tố Quyên · Ngày cập nhật: 20/05/2022

    ad iconQuảng cáo

    Bài viết này có hữu ích với bạn?

    ad iconQuảng cáo
    ad iconQuảng cáo