Tham vấn y khoa: TS. Dược khoa Trương Anh Thư · Dược · Bệnh viện Đại học Y Dược TP. HCM
Vết cắn thường do các loài như kiến, bọ chét, ruồi, muỗi gây nên. Vết đốt thường do ong vò vẽ, ong bắp cày tạo thành. Các vết cắn và đốt này thường chỉ gây khó chịu, nhưng một vài vết cắn và đốt lại có thể truyền bệnh hoặc gây dị ứng ở một số người.
Ngoài côn trùng, nhện cũng là nguyên nhân gây ra các vết cắn. Tuy các vết cắn từ nhện sẽ gây khó chịu nhưng hầu hết vết thương sẽ hồi phục hoàn toàn sau một khoảng thời gian.
Những người sinh sống trong các vùng có nhiều cây cối hay thường xuyên đi vào rừng thường bị côn trùng cắn hoặc đốt hơn những người sống ở thành thị. Bạn có thể hạn chế khả năng mắc bệnh bằng cách giảm thiểu các yếu tố nguy cơ. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để biết thêm thông tin.
Đầu tiên vết cắn sẽ đau và ngứa, sau đó nổi mẩn đỏ và sưng và thậm chí bị nhiễm trùng. Các vết đốt thường gây ra đau và sưng ngay tại chỗ bị đốt. Người bị cắn đôi khi sẽ bị các triệu chứng như phù, yếu sức, hoa mắt, khó thở, ngất xỉu, nôn mửa và tiêu chảy. Trong trường hợp nạn nhân bị dị ứng nặng với vết cắn và đốt, suy thận, suy tim, và tử vong có thể xảy ra.
Các vết cắn của nhện ngoài gây đau nhói, mẩn đỏ và sưng còn có thể có một số triệu chứng như sau:
Có thể có các triệu chứng và dấu hiệu khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.
Hãy đi khám bác sĩ nếu vết cắn lở loét nặng, bị nhiễm trùng hoặc bạn bị co thắt cơ gây đau đớn, khó thở hay các vấn đề sức khỏe cấp tính. Đặc biệt bạn cần liên hệ với bác sĩ ngay nếu bị nhiễm trùng hoặc có các biểu hiện dị ứng như phát ban, ngứa, khó thở, khó nuốt hoặc không nói thành tiếng được. Nếu bạn đang mang thai và bị cắn, hãy ngay lập tức đi khám bác sĩ để tránh các biến chứng có thể ảnh hưởng tới thai nhi.
Nguyên nhân thường gặp của các vết cắn và đốt thường là do các loại côn trùng như kiến, bọ chét, ruồi và muỗi gây nên… Ngoài ra còn có các loài như nhện, bò cạp, ve và các loài thuộc họ nhện khác.
Bạn sẽ có nguy cơ bị các loại côn trùng cắn hoặc đốt nếu đi vào rừng mà không có trang phục bảo vệ hoặc sống gần nơi rừng rậm, nhiều bóng tối và ẩm ướt.
Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.
Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.
Các vết cắn của nhện thường sẽ tự lành. Đối với hầu hết các vết cắn và đốt, chườm túi đá hoặc túi lạnh, thoa kem steroid và thuốc kháng histamin sẽ giúp trị ngứa và sưng.
Thuốc kháng sinh được dùng để trị các cơn sốt do ve cắn. Ngoài ra, bạn có thể cần tiêm ngừa uốn ván, sử dụng thuốc giảm đau và thuốc giãn cơ để giảm đau. Steroid đường uống có thể được dùng để điều trị các trường hợp phản ứng dị ứng nặng hoặc khi các vết cắn và đốt quá nhiều.
Nếu xuất hiện phát ban hoặc các biểu hiện dị ứng nghiêm trọng, bạn cần nhanh chóng đi khám bác sĩ ngay. Bác sĩ sẽ cho những người bị dị ứng nghiêm trọng dùng epinephrine để thuyên giảm tình trạng bệnh.
Bác sĩ sẽ chẩn đoán các vết cắn và đốt dựa trên việc hỏi bệnh và khám bệnh. Nếu nghi ngờ bạn bị bệnh Lyme, sốt ve mò hoặc nếu bạn bị sốt, nổi ban, đau đầu, đau khớp, bác sĩ sẽ cho bạn làm thêm xét nghiệm máu.
Dù các vết cắn và đốt thường tự lành, bạn vẫn có thể sử dụng một số biện pháp sau để hạn chế nguy cơ và giảm triệu chứng khi bị côn trùng cắn:
Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.
Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.
Đặt câu hỏi cho bác sĩ
Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để tạo câu hỏi
Chia sẻ với bác sĩ các thắc mắc của bạn để được giải đáp miễn phí.
Đăng ký hoặc Đăng nhập để đặt câu hỏi cho bác sĩ!