backup og meta

Sứa chích

Sứa chích

Tìm hiểu chung

Sứa chích là gì?

Sứa đã có khoảng hàng triệu năm nay và sống trong tất cả các đại dương trên trái đất. Có rất nhiều loại sứa khác nhau. Một số loại trông giống như giọt nước trong suốt, trong khi những loại khác có kích thước lớn hơn và nhiều màu sắc hơn với các xúc tu ở phía dưới.

Các xúc tu chích gây đau nhói. Sứa dùng các xúc tu để chích con mồi, tiết ra nọc độc làm tê liệt mục tiêu. Sứa không đuổi theo người, nhưng nếu một người bơi đạp hoặc chạm vào sứa, thậm chí dẫm lên một con sứa đã chết, họ có thể bị chích.

Sứa chích gây đau, nhưng không đến nỗi phải đi cấp cứu. Vết đốt thường gây đau đớn, đỏ, ngứa, tê hoặc ngứa ran.

Bị đốt từ một số loại sứa như sứa hộp (còn được gọi là ong bắp cày biển) rất nguy hiểm, thậm chí có thể gây tử vong. Những loại sứa này thường hay tìm thấy ở Úc, Philippines, Ấn Độ Dương và trung tâm Thái Bình Dương.

Mức độ phổ biến bị sứa chích?

Sứa chích là vấn đề tương đối phổ biến cho những người bơi, lội hoặc lặn ở vùng biển. Hãy thảo luận với bác sĩ để biết thêm thông tin.

Triệu chứng

Những dấu hiệu và triệu chứng của sứa chích?

Các triệu chứng phổ biến của sứa chích là:

  • Nóng rát, cảm giác như bị kim châm, đau nhức
  • Những vệt đỏ, nâu hoặc tím trên da – một vết lằn của xúc tu trên da
  • Ngứa
  • Sưng
  • Đau đập theo nhịp mạnh lan ra một chân hoặc một cánh tay

Sứa chích nghiêm trọng có thể ảnh hưởng đến nhiều hệ thống của cơ thể. Những phản ứng này có thể xuất hiện nhanh chóng hoặc vài giờ sau khi bị đốt. Các dấu hiệu và triệu chứng của sứa đốt nặng bao gồm:

  • Đau bụng, buồn nôn và ói mửa
  • Nhức đầu
  • Đau cơ hoặc co thắt
  • Yếu, ngủ lơ mơ, ngất xỉu và nhầm lẫn
  • Khó thở
  • Các vấn đề về tim

Mức độ nghiêm trọng của các phản ứng phụ thuộc vào:

  • Loại sứa và kích thước của con sứa
  • Tuổi, trọng lượng và sức khỏe của bạn. Trẻ em và người có sức khỏe kém có nhiều khả năng bị các phản ứng nghiêm trọng.
  • Thời gian tiếp xúc với các ngòi chích
  • Độ lớn của vùng da bị ảnh hưởng

Bạn có thể gặp các triệu chứng khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.

Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?

Nếu bạn có bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng nêu trên hoặc có bất kỳ câu hỏi nào, xin vui lòng tham khảo ý kiến bác sĩ. Cơ địa mỗi người là khác nhau. Vì vậy hãy hỏi ý kiến bác sĩ để lựa chọn được phương pháp thích hợp nhất.

Nguyên nhân

Nguyên nhân nào gây ra sứa chích?

Xúc tu sứa chứa các ngòi có gai nhỏ. Mỗi ngòi có một bầu nhỏ xíu chứa nọc độc và một ống cuộn với đầu nhọn. Các con sứa sử dụng nọc độc để tự bảo vệ mình và giết con mồi.

Khi bạn chạm nhẹ vào xúc tu, những kích ứng rất nhỏ trên bề mặt của nó nhả các ngòi ra. Vòi này đâm vào da và giải phóng nọc độc. Nó ảnh hưởng ngay lập tức đến khu vực tiếp xúc và có thể xâm nhập vào máu.

Sứa đã trôi dạt vào một bãi biển vẫn có thể phóng thích ngòi chứa nọc độc nếu chạm vào.

Nguy cơ mắc phải

Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ bị sứa chích?

Có rất nhiều yếu tố nguy cơ bị sứa chích như:

  • Bơi vào những thời điểm khi sứa xuất hiện với số lượng lớn (thời kỳ sứa sinh nở)
  • Bơi lội hoặc lặn trong khu vực có sứa mà không mặc quần áo bảo hộ
  • Chơi hoặc tắm nắng nơi có sứa trôi dạt trên bãi biển
  • Bơi ở một nơi được biết có nhiều sứa

Chẩn đoán & điều trị

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.

Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán sứa chích?

Bạn thường không cần gặp bác sĩ vì bị sứa đốt. Nếu bạn gặp bác sĩ, chẩn đoán chấn thương đơn giản là nhìn vết đốt.

Đôi khi điều trị dựa trên loại sứa chích. Bác sĩ có thể thu thập các ngòi làm mẫu.

Những phương pháp nào dùng để điều trị sứa chích?

Điều trị sứa đốt bao gồm chăm sóc cấp cứu tại chỗ và điều trị y tế, tùy thuộc vào loại sứa, mức độ nghiêm trọng của vết cắn và phản ứng của bạn với nó.

Chăm sóc cấp cứu tại chỗ

Hầu hết sứa đốt có thể được xử lý như sau:

  • Rửa sạch khu vực bị ảnh hưởng với giấm.
  • Cẩn thận nhổ xúc tu có thể nhìn thấy với một cái nhíp tốt.
  • Ngâm da trong nước nóng. Sử dụng nước có nhiệt độ khoảng 43-45°C. Nếu không có nhiệt kế để đo, thử nước trên tay hoặc khuỷu tay của người không bị thương – cảm thấy nước nóng, không gây bỏng. Ngâm vùng da bị ảnh hưởng trong nước nóng từ 20-45 phút.

Không nên

Những hành động này là vô ích hoặc hiệu quả không rõ ràng:

  • Nạo các vòi sứa
  • Rửa bằng nước biển
  • Rửa bằng nước tiểu người
  • Rửa bằng nước ngọt
  • Bôi chất làm mềm thịt
  • Đổ rượu, ethanol hoặc amoniac
  • Chà bằng khăn
  • Băng chặt

Điều trị y khoa

  • Chăm sóc khẩn cấp. Người có phản ứng nghiêm trọng do sứa chích có thể cần phải hồi sức, hồi sức tim phổi, nếu vết chích từ sứa hộp, dùng thuốc kháng nọc độc.
  • Thuốc uống. Phát ban hoặc phản ứng da khác là phản ứng quá mẫn muộn có thể được điều trị bằng thuốc kháng histamin dùng để uống hay corticosteroid. Thuốc giảm đau dùng để uống có thể được dùng.
  • Mắt đỏ bừng. Sứa đốt xuất hiện trong hoặc gần mắt cần phải đi cấp cứu ngay lập tức để kiểm soát đau và đỏ ửng mắt. Bạn có thể gặp bác sĩ chuyên khoa mắt (bác sĩ nhãn khoa).

Chế độ sinh hoạt phù hợp

Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn hạn chế diễn tiến của sứa chích?

Lối sống và các biện pháp khắc phục tại nhà sau có thể giúp bạn đối phó với sứa đốt:

  • Hãy tìm dấu hiệu cảnh báo hoặc cờ báo nguy hiểm.
  • Hãy mang theo một lọ giấm nhỏ và một cặp nhíp trong túi khi đi biển.

Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.

Hello Health Group không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Jellyfish Stings. http://kidshealth.org/en/parents/jellyfish.html. Ngày truy cập 20/11/2017

Jellyfish stings. https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/jellyfish-stings/symptoms-causes/syc-20353284. Ngày truy cập 20/11/2017

Phiên bản hiện tại

11/05/2020

Tác giả: Bác sĩ Đinh Thị Mai Hồng

Cập nhật bởi: Hoàng Diệu Thu


Bài viết liên quan

Giải pháp hiệu quả phòng bệnh sốt xuất huyết cho bé sinh mổ vào mùa mưa

Không chỉ sốt xuất huyết, các bệnh truyền nhiễm do muỗi như virus Zika, sốt rét, viêm não Nhật Bản cũng cần phòng ngừa!


Tác giả:

Bác sĩ Đinh Thị Mai Hồng

Đa khoa · Bệnh viện Đại học Y dược Hà Nội


Ngày cập nhật: 11/05/2020

ad iconQuảng cáo

Bài viết này có hữu ích với bạn?

ad iconQuảng cáo
ad iconQuảng cáo