Sốt siêu vi có lây không hay sốt virus có lây không hoặc sốt siêu vi lây qua đường nào là những vấn đề mà nhiều người quan tâm, nhất là khi có người thân trong nhà mắc phải. Việc hiểu rõ khả năng lây lan của bệnh sẽ giúp bạn có cách phòng ngừa hiệu quả.
Bình thường, nhiệt độ cơ thể người nằm ở khoảng 37ºC và khi nhiệt độ tăng lên hơn mức này được gọi là sốt. Đó cũng là phản ứng cho thấy cơ thể đang nỗ lực chống lại tình trạng nhiễm trùng, kể cả vi khuẩn hay virus. Trong đó, sốt siêu vi là từ ngữ dùng để mô tả chung các tình trạng sốt có nguyên nhân từ virus.
Thực tế, rất nhiều bệnh do virus gây ra, từ những bệnh phổ biến như cảm lạnh, cảm cúm đến các bệnh lý đặc trưng, nghiêm trọng hơn như sốt xuất huyết hay nhiễm Covid-19. Sốt là triệu chứng thường thấy khi cơ thể bị nhiễm virus.
Vậy sốt siêu vi có lây không hay sốt virus có lây không hoặc sốt siêu vi lây qua đường nào? Khi chăm sóc người bệnh sốt siêu vi, bạn cần chú ý những gì để tránh lây nhiễm? Hãy cùng Hello Bacsi giải đáp các thắc mắc qua những thông tin tổng hợp được trong bài viết sau đây nhé!
Sốt siêu vi có lây không hay hay sốt virus có lây không, sốt siêu vi lây qua đường nào?
Khi muốn biết một tình trạng bệnh nào đó có nguy cơ lây truyền hay không, bạn cần tìm hiểu về nguyên nhân gây bệnh và các con đường lây lan có thể xảy ra.
Như tên gọi, nguyên nhân gây sốt siêu vi chính là các siêu vi trùng (virus) – tác nhân truyền nhiễm có kích thước rất nhỏ. Vậy sốt siêu vi có lây không hay sốt siêu vi ở trẻ em có lây không? Câu trả lời là dù trẻ em hay ở người lớn bị sốt siêu vị thì đều có khả năng lây lan nhanh chóng.
Vậy sốt siêu vi lây qua đường nào? Câu trả lời là bạn có thể bị nhiễm virus thông qua nhiều con đường khác nhau, chẳng hạn như:
- Hô hấp: Khi một người nào đó đã bị nhiễm virus và vô tình ho, hắt hơi khi nói chuyện, sau đó bạn hít phải các giọt dịch tiết hô hấp này khiến virus xâm nhập vào cơ thể. Những bệnh do virus dễ dàng lây lan qua đường này là cảm cúm, cảm lạnh thông thường, Covid-19…
- Ăn uống: Thực phẩm và đồ uống cũng có khả năng bị nhiễm virus. Nếu bạn ăn phải, virus có thể gây ra những triệu chứng ảnh hưởng đến sức khỏe. Các virus này bao gồm norovirus và enterovirus.
- Vật trung gian truyền bệnh: Côn trùng và một số loài động vật có thể mang virus gây bệnh và truyền sang người thông qua các vết cắn/đốt. Các bệnh do virus lây truyền qua con đường này gồm bệnh dại, sốt xuất huyết.
- Dịch cơ thể: Tiếp xúc với máu/dịch cơ thể của người mang virus gây bệnh có thể khiến bạn cũng bị lây nhiễm. Điển hình là virus viêm gan B và HIV.
Virus gây bệnh còn có thể lây truyền gián tiếp qua việc tiếp xúc với các vật dụng ở nơi công cộng như mặt bàn ghế, tay nắm cửa, tay vịn cầu thang, đồ chơi… Lý do là vì dịch tiết của người bệnh còn dính trên các đồ vật khi họ chạm vào.
Như vậy, sốt có thể không lây từ người này sang người khác nhưng tác nhân gây bệnh là virus thì có nguy cơ lan truyền qua nhiều đường, tùy thuộc từng loại mầm bệnh. Một người sau khi nhiễm virus có thể có hoặc không có triệu chứng sốt.
Thời điểm lây truyền virus có khi bắt đầu trước cả khi triệu chứng sốt xuất hiện ở người nhiễm bệnh, chẳng hạn như:
- Cúm: có thể lây truyền từ 1 ngày trước khi các triệu chứng bắt đầu, kéo dài cho đến 5–7 ngày sau.
- Thủy đậu: lây nhiễm từ khi khởi phát tình trạng phát ban cho đến khi các vết loét lên da non.
- Covid-19: Các triệu chứng bắt đầu sau 2 – 14 ngày nhiễm virus, trung bình là 5 – 7 ngày.
Sốt siêu vi mấy ngày thì hết?
Chăm sóc bản thân và phòng ngừa lây lan sốt siêu vi
- Giữ vệ sinh cá nhân cho người bệnh và bản thân
- Hạn chế dùng chung các vật dụng cá nhân hay ăn uống chung với người bệnh
- Rửa tay sạch sẽ trước và sau khi tiếp xúc với người bệnh, sau khi đi vệ sinh, trước khi ăn uống
- Khuyên người bệnh nghỉ ngơi tại nhà, hạn chế đến các nơi đông người.