Hở van tim 1/4 là mức độ hở van nhẹ nhất, song có nguy hiểm hay không còn tùy thuộc vào các triệu chứng kèm theo. Nếu bạn bị hở van động mạch chủ hoặc thấy khó thở, mệt mỏi, đau tức ngực thì nên điều trị sớm để không bỏ lỡ thời điểm vàng trong điều trị.
Để điều trị hở van tim 1/4 hiệu quả, hãy cùng Hello Bacsi tìm hiểu rõ hơn về mức độ nguy hiểm, dấu hiệu nhận biết bệnh trở nặng và cách phòng ngừa các biến chứng nhé.
Bệnh hở van tim 1/4 có nguy hiểm không?
Để trả lời câu hỏi: “Hở van tim 1/4 có nguy hiểm không?”, người bệnh cần biết tình trạng van bị hở và các triệu chứng bệnh kèm theo.
Tình trạng van bị hở
Tim có 4 van bao gồm van động mạch chủ, van 2 lá, 3 lá và van động mạch phổi. Mỗi van đảm nhận một nhiệm vụ khác nhau. Do đó, mức độ ảnh hưởng của mỗi loại cũng khác nhau khi các van này bị hở.
Trường hợp hở van động mạch phổi, 2 lá, 3 lá 1/4 hầu hết là không ảnh hưởng đến hoạt động của tim. Nếu không xuất hiện các triệu chứng khó thở, hồi hộp, tim đập nhanh, không cần phải điều trị vì đó chỉ là hở van sinh lý.
Riêng với van động mạch chủ, hở 1/4 vẫn cần theo dõi và có thể phải điều trị hoặc thay van khi có dấu hiệu suy tim. Bởi vì van này kiểm soát toàn bộ lưu lượng máu từ tim đi nuôi cơ thể nên áp lực trên van lớn hơn rất nhiều so với các van khác, cho dù hở nhẹ cũng gây ra sự quá tải cho tâm thất trái (buồng tim phía dưới bên trái) và dễ gây suy tim, rối loạn nhịp.
Các triệu chứng bệnh
Khi người bệnh xuất hiện các triệu chứng hở van đồng nghĩa chức năng tim đã bị ảnh hưởng. Tim đang không đủ khả năng đảm bảo lượng máu cung cấp cho các cơ quan.
Nếu người bệnh chưa tái khám một thời gian khá lâu thì sẽ có nguy cơ chuyển sang mức độ hở van tim nặng hơn lần lượt từ 2/4, sang 3/4, hay 4/4. Hở van tim không được điều trị tốt, kịp thời, người bệnh có thể gặp các biến chứng như rối loạn nhịp tim nhanh (hay gặp cơn rung nhĩ), tăng áp lực động mạch phổi, huyết khối, suy tim…
Dấu hiệu hở van tim 1/4 chuyển nặng
Hầu hết những người bệnh bị hở van tim 1/4 đều không có triệu chứng rõ ràng. Tuy nhiên, bạn vẫn có thể theo dõi được tình trạng bệnh của mình nếu nhận thấy những dấu hiệu hở van tim đang chuyển nặng sau đây:
- Cảm thấy mệt mỏi khi vận động
- Khó thở tăng lên khi gắng sức
- Ho khan khi nằm xuống có thể gặp thường xuyên hơn
- Tim đập nhanh, đánh trống ngực
- Chóng mặt không rõ lý do
- Đau tức ngực (ở người bệnh có kèm bệnh mạch vành, tăng huyết áp, viêm tắc phế quản phổi mãn tính)
- Ngất xỉu khi hoạt động gắng sức
Bất cứ khi nào người bệnh nhận thấy một trong nhiều dấu hiệu trên đây cũng nên quan tâm đến sức khỏe và cần sớm thăm khám để các bác sĩ có hướng xử lý và điều trị kịp thời.
Cách điều trị bệnh hở van tim 1/4
Bệnh hở van tim dù nhẹ hay nặng cũng không chữa khỏi được bằng nội khoa. Vì vậy, điều quan trọng khi điều trị hở van tim 1/4 là giảm nhẹ triệu chứng, giảm thiểu biến chứng tim mạch khác trong tương lai.
Xây dựng lối sống lành mạnh
Một lối sống tích cực, bao gồm chế độ ăn uống tốt cho sức khỏe và tập thể dục thường xuyên cùng với việc quản lý stress sẽ giúp bạn có trái tim khỏe mạnh hơn.
Chế độ ăn uống tốt cho người hở van tim cần:
– Tăng cường nhiều rau quả tươi, cá, thịt gia cầm bỏ da… Bạn nên giảm bớt mặn và tránh đồ đóng hộp, thức ăn, đồ uống chế biến sẵn.
– Hạn chế thực phẩm chứa nhiều chất béo xấu như mỡ, nội tạng động vật, các đồ uống chứa cồn hay các chất kích thích khác như thuốc lá, cà phê, trà đặc…
Tập thể dục đều đặn với các môn vừa sức, cùng với quản lý căng thẳng sẽ tác động tốt đối với sức khỏe, đặc biệt là với người bệnh hở van tim.
Phòng biến chứng bệnh van tim
Viêm nội tâm mạc nhiễm trùng là biến chứng nguy hiểm đối với người bệnh van tim. Mặc dù hiếm gặp, nhưng viêm nội tâm mạc có thể làm hỏng các van tim của bạn, thậm chí gây tử vong.
Để ngăn ngừa viêm nội tâm mạc, bạn lưu ý những điều sau:
- Thông báo với bác sĩ và nha sĩ tình trạng hở 1/4 van tim của bạn trong các trường hợp nhổ răng hay làm các thủ thuật nha khoa có gây chảy máu.
- Nếu bạn có triệu chứng nhiễm trùng (đau họng, sốt, đau nhức toàn thân) thì hãy gọi bác sĩ tim mạch ngay thay vì để nhiễm trùng nặng mới điều trị.
- Chăm sóc tốt răng và nướu của bạn để vi khuẩn ít có cơ hội xâm nhập vào máu.
- Uống thuốc kháng sinh trước khi can thiệp nha khoa hay phẫu thuật.
Dùng thuốc trị hở van tim 1/4
Chỉ dùng thuốc điều trị khi hở van tim tim 1/4 có triệu chứng và bạn nên sử dụng đúng thuốc, đúng liều theo đơn bác sĩ.
Sau đây là một số loại thuốc điều trị hở van tim phổ biến:
- Thuốc chống loạn nhịp: Giúp kiểm soát nhịp tim.
- Thuốc lợi tiểu: Làm giảm phù, giảm triệu chứng suy tim.
- Thuốc chẹn beta: Giảm huyết áp, đánh trống ngực, điều hòa nhịp tim.
- Thuốc giãn mạch, ức chế men chuyển: Giảm gánh nặng cho tim, giảm huyết áp.
- Thuốc chống đông máu: Chống hình thành huyết khối sau sửa chữa hoặc thay van tim, hoặc ngăn ngừa huyết khối ở người bệnh hở van tim có kèm theo rung nhĩ.
Bạn nên đi thăm khám bác sĩ định kỳ tối thiểu là 6 – 12 tháng nếu chưa có triệu chứng, hoặc 3 – 6 tháng nếu đã có triệu chứng để theo dõi.
Sử dụng thảo dược Đông y
Hầu hết các trường hợp hở van tim 1/4 đều không được bác sĩ chỉ định dùng thuốc Tây để điều trị. Tuy nhiên, bạn có thể sử dụng thảo dược Đông y để góp phần ngăn ngừa bệnh tiến triển nặng. Đây cũng là giải pháp an toàn và hiệu quả giúp bạn cải thiện sức khỏe khi bị hở van tim 1/4.
Là một trong những sản phẩm đã được nghiên cứu công bố trên tạp chí quốc tế công nhận hiệu quả cải thiện bệnh tim mạch, Ích Tâm Khang (*) với các thành phần thảo dược quý đã giúp nhiều người bệnh hở van tim 1/4 tránh được nhiều biến chứng nguy hiểm. Cũng nhờ có sản phẩm chăm sóc sức khỏe Ích Tâm Khang mà anh Khoa (Đắc Nông) đã giảm nhẹ bệnh từ hở van tim 2 lá, 3 lá xuống còn hở van tim 1/4 và không cần phải uống thuốc Tây điều trị nữa.
Nếu bạn chủ động phòng ngừa và điều trị sớm như anh Khoa, mức độ hở van tim 1/4 có thể giữ được trong nhiều năm và tiến triển chậm hơn. Khi biết cách phối hợp với cả hai cách điều trị của Tây y và Đông y, bạn vẫn có thể duy trì sức khỏe khi sống chung với tình trạng hở van tim.
* Sản phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh
Thảo Viên HELLO BACSI
[embed-health-tool-heart-rate]