Cách nhận biết dấu hiệu suy tim trở nặng để cấp cứu kịp thời
Khi chăm sóc bệnh nhân suy tim, bạn nên nhớ kỹ các dấu hiệu suy tim trở nặng để có thể nhận biết sớm và kịp thời điều trị.
Sau đây là những dấu hiệu có thể nguy hiểm đến tính mạng của người thân mà bạn cần đưa đi cấp cứu khi các triệu chứng kéo dài trên 15 phút:
• Cơn hen tim: Người bệnh thường gặp tình trạng khó thở kịch phát này về đêm, với các dấu hiệu như thở nông, thở nhanh, khó thở, đau ngực, tăng huyết áp và tăng nhịp tim.
• Phù phổi cấp do tim: Người bệnh cảm thấy khó thở, phải ngồi dậy mới thở được, thở rất khó khăn kèm vã mồ hôi, chân tay lạnh ngắt, nhịp tim nhanh, vẻ mặt lo lắng và hoảng hốt.
• Nhồi máu cơ tim: Người bệnh có cảm giác đau như trái tim bị bóp chặt đè nặng, kèm theo khó thở. Ngoài ra, người bệnh có thể bị đau ở cổ, vai, hàm và cánh tay; hụt hơi, chóng mặt, khó tiêu, vã mồ hôi (đặc biệt là vùng đầu), hồi hộp, hoảng sợ…
4. Cách giảm stress khi chăm sóc bệnh nhân suy tim

Khi chăm sóc bệnh nhân suy tim, nếu như bạn lo lắng 1 phần thì người thân bị ám ảnh đến 10 phần bởi câu hỏi: “Bệnh suy tim có nguy hiểm không?“. Những suy nghĩ tiêu cực về cái chết cũng như viễn cảnh nằm liệt giường lúc cuối đời có thể khiến tâm lý của người thân ngày càng bị suy sụp dẫn đến tình trạng stress làm bệnh càng trở nặng.
Nhằm giúp người thân vượt qua nỗi sợ hãi và suy nghĩ lạc quan hơn, bạn có thể thử các cách sau:
• Trò chuyện vui vẻ và hỏi thăm thường xuyên: Người bệnh sẽ rất dễ rơi vào cảm giác cô đơn và suy nghĩ tiêu cực mỗi khi ở một mình. Vì vậy, bạn nên trò chuyện và hỏi thăm thường xuyên. Hãy chọn những chủ đề vui vẻ và tránh làm người thân phiền muộn nhé.
• Tạo điều kiện cho người thân làm điều mình thích: Bạn nên tìm hiểu sở thích của người thân như nghe nhạc, đọc sách, cắm hoa, chơi cờ, trồng cây… Sau đó, bạn có thể thu xếp mua các dụng cụ, quà tặng hay thậm chí là đăng ký cho người thân tham gia một câu lạc bộ cùng sở thích.
• Khuyến khích người thân vận động nhẹ nhàng: Tùy theo thể trạng của người thân và lời khuyên của bác sĩ, bạn có thể khuyến khích đi bộ, tập thiền… vừa giúp duy trì vận động thể chất lại thư giãn cho tinh thần.
• Quan tâm đến giấc ngủ của người thân: Một giấc ngủ sâu chính là liệu pháp giảm stress tự nhiên song lại rất khó khăn đối với người bệnh suy tim. Bạn nên chuẩn bị phòng ngủ thông thoáng, nhắc người thân ngủ đúng giờ và tránh ăn quá no trước khi ngủ.
5. Tìm kiếm giải pháp hỗ trợ để chăm sóc bệnh nhân suy tim
Cùng với thuốc điều trị, chế độ dinh dưỡng và tập luyện thì người thân của bạn cũng cần sử dụng thêm thực phẩm chức năng dành cho người bệnh suy tim để giảm nhẹ triệu chứng. Vậy liệu có sản phẩm nào có thể giúp bạn chăm sóc bệnh nhân suy tim nhanh chóng hồi phục?
Nghe theo lời khuyên của một người bạn bên Mỹ, ông Trần Văn Thi (126 Nguyễn Hữu Thọ, phường Phước Trung, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu) mới thử tìm đến thực phẩm bảo vệ sức khỏe Ích Tâm Khang (*). Ông rất bất ngờ khi vừa uống ngay hộp đầu tiên đã thấy tim nhẹ đi phần nào và nhờ con tiếp tục mua uống tiếp đến hộp thứ 4 thì thấy sức khỏe được cải thiện: “Tôi thấy cân đối con người mình lại, không còn cắm đầu ra phía trước hay đằng sau nữa. Nhịp tim cũng trở lại bình thường chứ không còn bên nặng bên nhẹ. Thậm chí bây giờ tôi cũng có thể làm việc nặng được. Nhiều khi tôi còn không có cảm giác là mình đang có bệnh!”.
Đặt câu hỏi cho bác sĩ
Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để tạo câu hỏi
Chia sẻ với bác sĩ các thắc mắc của bạn để được giải đáp miễn phí.
Đăng ký hoặc Đăng nhập để đặt câu hỏi cho bác sĩ!