Viêm động mạch Takayasu là một loại viêm mạch, một nhóm các rối loạn gây viêm mạch máu. Trong viêm động mạch Takayasu, tình trạng viêm gây tổn thương động mạch chủ và các nhánh chính của nó. Động mạch chủ là động mạch lớn mang máu từ tim đến các phần còn lại của cơ thể.
Bệnh có thể dẫn đến tắc nghẽn động mạch, thu hẹp lòng mạch hoặc giãn động mạch bất thường (phình mạch). Viêm động mạch Takayasu cũng có thể dẫn đến đau ngực và cánh tay hoặc cao huyết áp và cuối cùng dẫn đến suy tim hoặc đột quỵ.
Nếu bạn không có triệu chứng, bạn có thể không cần điều trị. Bạn có thể cần thuốc để kiểm soát tình trạng viêm của các động mạch và phòng ngừa biến chứng. Tuy nhiên, ngay cả với điều trị, tình trạng tái phát vẫn phổ biến.
Viêm động mạch Takayasu là một tình trạng không phổ biến. Viêm động mạch Takayasu phổ biến ở phụ nữ hơn nam giới. Bệnh thường bắt đầu ở người trẻ tuổi, nhưng trẻ em và người độ tuổi trung niên cũng có thể bị bệnh này. Hãy thảo luận với bác sĩ để biết thêm thông tin.
Khoảng một nửa trong số tất cả những người bị bệnh viêm động mạch Takayasu sẽ có cảm giác bị bệnh chung chung. Tình trạng này có thể bao gồm sốt nhẹ, sưng hạch, thiếu máu, chóng mặt, ra mồ hôi ban đêm, đau nhức cơ bắp và / hoặc viêm khớp.
Những thay đổi xảy ra trong viêm động mạch Takayasu thường từ từ, cho phép các đường vận chuyển máu thay thế (bổ sung) phát triển. Những tuyến đường thay thế thường là các mạch máu nhỏ hơn. Các mạch máu bổ sung không có khả năng vận chuyển nhiều máu như các mạch bình thường.
Tuy nhiên, lưu lượng máu phía ngoài vùng bị hẹp hầu như luôn cung cấp đầy đủ máu cho phép các mô sống sót. Trong các trường hợp hiếm hoi, nếu số lượng các mạch máu bổ sung không đủ, các mô bình thường được cung cấp máu và oxy đầy đủ bởi các mạch máu này sẽ bị chết.
Các mạch máu đến cánh tay hoặc chân bị thu hẹp có thể gây mệt mỏi, đau hoặc đau buốt do giảm cung cấp máu, đặc biệt với các hoạt động như gội đầu, tập thể dục hoặc đi bộ. Lưu lượng máu giảm gây ra cơn đột quỵ hoặc nhồi máu cơ tim ít gặp hơn. Ở một số người, giảm lưu lượng máu đến ruột có thể dẫn đến đau bụng, đặc biệt là sau bữa ăn.
Giảm lưu lượng máu đến thận có thể gây cao huyết áp, nhưng hiếm khi gây suy thận.
Một số người bị viêm động mạch Takayasu có thể không có bất kỳ triệu chứng nào. Chẩn đoán có thể được phát hiện khi bác sĩ đo huyết áp cho những người này và gặp khó khăn trong việc đọc kết quả ở một hoặc cả hai cánh tay. Tương tự như vậy, bác sĩ có thể nhận thấy mạnh đập ở cổ tay, cổ hay háng không như nhau hoặc không bắt được mạch ở một bên.
Bạn có thể gặp các triệu chứng khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.
Nếu bạn có bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng nêu trên hoặc có bất kỳ câu hỏi nào, xin vui lòng tham khảo ý kiến bác sĩ. Cơ địa mỗi người là khác nhau, vì vậy hãy hỏi ý kiến bác sĩ để lựa chọn được phương án thích hợp nhất.
Nguyên nhân chính xác gây ra viêm động mạch Takayasu không rõ.
Viêm động mạch Takayasu chủ yếu ảnh hưởng đến bé gái và phụ nữ trong độ tuổi từ 10 và 40. Các rối loạn xảy ra trên toàn thế giới, nhưng phổ biến nhất ở châu Á. Đôi khi, tình trạng này cũng có thể do di truyền.
Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.
Bác sĩ sẽ hỏi bạn về các dấu hiệu và triệu chứng, khám toàn thân và thu thập bệnh sử. Bác sĩ cũng có thể làm một số xét nghiệm và thủ thuật sau đây để giúp loại trừ các tình trạng khác tương tự như viêm động mạch Takayasu và để xác định chẩn đoán. Một số xét nghiệm cũng có thể được sử dụng để kiểm tra độ cải thiện của bạn trong khi điều trị.
Không giống như các loại viêm mạch, viêm động mạch Takayasu thường không được chẩn đoán bằng việc lấy mẫu và phân tích các mô (sinh thiết).
Corticosteroid, thường được gọi đơn giản là “steroid”, là cách điều trị phổ biến nhất cho viêm động mạch Takayasu. Steroid có tác dụng trong vòng vài giờ sau liều đầu tiên được sử dụng. Thuốc này thường có hiệu quả đáng kể, tuy nhiên với một số người nó chỉ có hiệu quả một phần.
Một khi căn bệnh này đã được kiểm soát, bác sĩ sẽ giảm liều chậm dần prednisone (một loại steroid) để duy trì độ cải thiện và giảm thiểu tác dụng phụ của thuốc. Một số người có thể dần dần ngừng thuốc mà không bị tái phát.
Khi liều prednisone giảm dần, khoảng một nửa số bệnh nhân sẽ có các triệu chứng tái phát hoặc bệnh nặng lên. Điều này thúc đẩy các nhà nghiên cứu khám phá các phương pháp điều trị bổ sung để thuyên giảm bệnh và một trong số đó là thuốc ức chế miễn dịch như methotrexate.
Khi kết hợp loại thuốc này với prednisone để điều trị viêm động mạch Takayasu, 50% số bệnh nhân trước đó bị tái phát được thuyên giảm và có thể dần dần ngưng prednisone. Nhìn chung, khoảng 25% bệnh nhân có bệnh không kiểm soát hoàn toàn do không tiếp tục sử dụng các phương pháp điều trị này. Điều này nhấn mạnh sự cần thiết của việc tiếp tục nghiên cứu để xác định phương pháp điều trị tốt hơn và ít độc hại hơn cho viêm động mạch Takayasu và các hình thức khác của viêm mạch.
Nhiều bệnh nhân bị viêm động mạch Takayasu có huyết áp cao. Kiểm soát huyết áp là rất quan trọng. Điều trị cao huyết áp không thích hợp có thể dẫn đến đột quỵ, bệnh tim hoặc suy thận. Trong một số trường hợp, kéo giãn phần mạch bị hẹp là cần thiết với một quả bóng (kỹ thuật này được gọi là “nong mạch”) hoặc phẫu thuật bắc cầu để khôi phục lại dòng chảy thông thường đối với thận. Cách này có thể đưa huyết áp trở lại bình thường mà không cần phải sử dụng thuốc huyết áp.
Một số bệnh nhân có thể có khuyết tật nghiêm trọng do các mạch máu bị thu hẹp, do đó không cung cấp máu đầy đủ một số khu vực như cánh tay hoặc chân. Phẫu thuật bắc cầu có thể sửa chữa những bất thường. Phình mạch cũng có thể được sửa chữa bằng phẫu thuật.
Lối sống và biện pháp khắc phục tại nhà sau có thể giúp bạn đối phó với viêm động mạch Takayasu:
Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.
Hello Health Group không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.
Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.
Đặt câu hỏi cho bác sĩ
Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để tạo câu hỏi
Chia sẻ với bác sĩ các thắc mắc của bạn để được giải đáp miễn phí.
Đăng ký hoặc Đăng nhập để đặt câu hỏi cho bác sĩ!