- Thuốc ức chế men chuyển (ACE): Loại thuốc này có tác dụng làm mở rộng mạch máu, giảm huyết áp và tăng tuần hoàn máu trong cơ thể, thúc đẩy hoạt động của tim một cách dễ dàng hơn.
- Thuốc ức chế thụ thể angiotensin II: Loại thuốc này có tác dụng tương tự như thuốc ức chế ACE, nhưng một số người lại thường gặp tác dụng phụ khi sử dụng.
- Thuốc ức chế beta: Những loại thuốc này có công dụng làm giảm huyết áp và làm chậm nhịp tim, điều hòa ổn định nhịp tim cho bệnh nhân.
- Digoxin: Thuốc này làm tăng cường sự co bóp của tim, làm cho tim đập chậm và đều đặn hơn, góp phần làm giảm tỷ lệ tử vong ở bệnh nhân suy tim.
- Thuốc lợi tiểu: Loại thuốc này có tác dụng ngăn dịch tích tụ trong cơ thể bệnh nhân.
- Thuốc đối kháng Aldosterone: Đây là một loại thuốc làm tăng hình thành nước tiểu ở thận, góp phần giảm sưng phù, ngăn ngừa tăng huyết áp nên rất có lợi cho những người bị suy tim nặng.
Ngoài ra, bác sĩ cũng có thể kê đơn thuốc tùy vào triệu chứng cụ thể của bệnh nhân như thuốc làm giảm cholesterol, thuốc điều trị đau ngực, thuốc làm loãng máu để tránh máu đông, thuốc kháng sinh điều trị nhiễm trùng.

Tuyệt đối không được tự ý ngừng thuốc, giảm liều lượng hay bỏ liều vì có thể vô tình làm các triệu chứng suy tim diễn tiến nặng hơn và gây nên những biến chứng nguy hiểm như nhồi máu cơ tim, đột quy, đe dọa đến tính mạng.
Hãy lưu ý rằng nếu trong quá trình điều trị suy tim cấp mà gặp bất cứ tác dụng phụ nào do thuốc gây ra như hoa mắt, chóng mặt, đau đầu, buồn nôn,…thì bệnh nhân hãy liên hệ ngay với bác sĩ điều trị để có những chỉ định và điều chỉnh thích hợp.
Bệnh nhân cũng đừng quên tái khám định kỳ để kiểm tra sức khỏe tim mạch, nhằm phát hiện kịp thời những triệu chứng bất thường, giảm thiểu nguy cơ gây rủi ro đến tính mạng.
2/ Phẫu thuật
Phẫu thuật cũng là biện pháp điều trị suy tim cấp được sử dụng rộng rãi. Một số loại phẫu thuật tim phổ biến được bác sĩ hay áp dụng bao gồm:
- Thay thế hoặc sửa chữa van tim: Nếu tim của bệnh nhân bị hỏng do van tim có vấn đề, bác sĩ sẽ tiến hành sửa chữa hoặc thay thế. Có 2 giải pháp được lựa chọn là có thể tiến hành sửa chữa van của chính bệnh nhân hoặc cấy ghép một van nhân tạo.
- Phẫu thuật bắc cầu mạch vành: Trong phẫu thuật này, bác sĩ sẽ phẫu thuật nhằm mở thêm một mạch máu mới từ một phần khác của cơ thể, ngăn ngừa việc động mạch bị tắc nghẽn.
- Phẫu thuật cấy ghép tim: Đây thường là biện pháp cuối cùng và chỉ được áp dụng trong trường hợp bệnh quá nặng và các phương pháp điều trị khác không hiệu quả. Lúc này sẽ cần một người hiến tặng tim nhưng trên thực tế là khá khan hiếm.

3/ Duy trì chế độ ăn uống và sinh hoạt lành mạnh khoa học để điều trị suy tim cấp
Ăn uống như thế nào?
Một chế độ ăn uống khoa học không chỉ giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tim mà còn phòng chống được tăng huyết áp, xơ vữa động mạch, giảm nguy cơ bị đột quỵ. Bệnh nhân suy tim nên tránh xa các loại thực phẩm giàu chất béo bão hòa, chứa hàm lượng cholesterol cao như thịt đỏ, đồ chiên xào nhiều dầu mỡ. Đồng thời, giảm muối trong khẩu phần ăn, hạn chế đường, thức ăn nhanh, nước ngọt có gas và đồ đóng hộp.
Bên cạnh đó, tăng cường ăn nhiều rau củ quả, trái cây, ngũ cốc nguyên hạt để cung cấp thêm vitamin và chất xơ cần thiết cho cơ thể. Hãy cung cấp thêm cho cơ thể chất béo chưa bão hòa ít nhất 2 lần/tuần như omega 3, omega 6 có nhiều trong cá hồi, cá trích, cá thu,…cũng là cách chăm sóc tốt cho tim mạch, duy trì cân nặng phù hợp, ngăn ngừa triệu chứng sưng phù và hạn chế tăng cân mất kiểm soát.
Sinh hoạt ra sao?
Tập thói quen sinh hoạt lành mạnh, khoa học chính là chìa khóa để giúp người bệnh nâng cao sức khỏe, giảm thiểu các nguy cơ gây hại và ngăn ngừa bệnh suy tim tiến triển nặng hơn. Một số lưu ý để bạn có thể điều chỉnh lối sống của mình ngay hôm nay:
- Không hút thuốc lá, hạn chế sử dụng các chất kích thích như trà, rượu bia, cà phê bởi chúng có thể làm tăng nhịp tim, giảm lượng oxy trong máu và làm tăng huyết áp.
- Không thức khuya, có chế độ sinh hoạt và nghỉ ngơi điều độ, hợp lý.
- Ngủ đủ 6-7 tiếng mỗi đêm và khoảng 15-30 phút vào buổi trưa để trái tim có thời gian nghỉ ngơi và làm việc hiệu quả hơn.
- Hạn chế áp lực, căng thẳng, tìm cách giải tỏa stress, duy trì tâm trạng vui vẻ, lạc quan để hạn chế làm tăng nhịp tim.
Tập thể dục với các bài tập nhẹ nhàng như đi bộ, chạy bộ, đạp xe,…nhằm thúc đẩy máu huyết lưu thông, phòng ngừa và điều trị bệnh suy tim cấp một cách hiệu quả.