backup og meta

Suy đa tạng

Suy đa tạng

Tìm hiểu chung

Suy đa tạng là gì?

Suy đa tạng là kết quả của hội chứng rối loạn chức năng đa cơ quan (multiple organ dysfunction syndrome), gây đau dữ dội với sự suy giảm chức năng của ít nhất hai trong số các cơ quan sau: gan, phổi, thận, tim mạch… Tình trạng này thường liên quan đến nhiễm trùng huyết nặng nhưng cũng có khi xảy ra trong các trường hợp như chấn thương, viêm tụy và bỏng nặng.

dấu hiệu suy đa tạng là gì?

Suy đa tạng xuất hiện ở những người mắc bệnh lý cấp tính, nhiễm khuẩn huyết, nếu không điều trị kịp thời thì cơ thể sẽ không thể tự duy trì cân bằng nội môi. Người bệnh lúc này thường cần điều trị trong thời gian tại khoa hồi sức tích cực với tỷ lệ tử vong tương đối cao. Nguy cơ tử vong phụ thuộc vào lượng cơ quan bị suy giảm chức năng và mức độ tổn thương.

Triệu chứng

Những dấu hiệu và triệu chứng suy đa tạng

Nhiều hệ thống cơ quan trong cơ thể bị tổn thương, suy giảm chức năng như hệ thần kinh trung ương, tim mạch, hô hấp, thận, gan, hệ tiêu hóa sẽ gây ra các triệu chứng nghiêm trọng, cần xử trí kịp thời.

Các triệu chứng sẽ liên quan đến cơ quan bị thương tổn:

  • Suy tuần hoàn: hạ huyết áp, nhiễm toan chuyển hóa, tiểu ít (thiểu niệu), nhịp nhanh, thân nhiệt tăng cao hơn 38ºC hoặc hạ thấp dưới 36ºC
  • Suy hô hấp: tăng tính thấm mao mạch, giảm chuyển hóa các chất vận mạch, giảm giãn nở phổi và oxy máu, thở nhanh
  • Tiêu hóa: tăng tính thấm niêm mạc ruột, teo niêm mạc, chảy máu tiêu hóa
  • Gan mật: rối loạn chức năng gan mật có biểu hiện tăng sau đó giảm tổng hợp, gồm muối mật, IgA, tăng chuyển hóa, tăng dị hóa ngoại biên… Người bệnh có dấu hiệu vàng da.
  • Suy thận: huyết động không ổn định, tăng creatinin máu, thiểu niệu…
  • Rối loạn thần kinh trung ương: thay đổi tri giác, nhầm lẫn, mê sảng, có thể hôn mê.

suy đa tạng 1

Nguyên nhân

Nguyên nhân suy đa tạng là gì?

Có rất nhiều nguyên nhân có thể dẫn đến suy đa tạng, chẳng hạn như:

  • Chấn thương nghiêm trọng
  • Nhiễm khuẩn huyết
  • Bỏng nặng
  • Ngộ độc cấp tính
  • Sản giật
  • Thương tổn thiếu máu và tái tưới máu
  • Các bệnh lý như viêm tụy, bệnh tự miễn…

Chẩn đoán và điều trị

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.

Những kỹ thuật y tế nào giúp chẩn đoán suy đa tạng?

Bác sĩ sẽ cần đánh giá rất nhiều yếu tố để có thể chẩn đoán người bệnh có đang bị suy đa tạng hay không.

Chẩn đoán xác định: khi có đủ 2 tiêu chuẩn sau:

  • Nhiễm khuẩn nặng hoặc sốc nhiễm khuẩn.
  • Đánh giá mức độ suy đa tạng theo bảng điểm SOFA ≥ 3 điểm, tăng ít nhất 1 điểm so với lúc nhập viện và có ít nhất hai tạng bị suy giảm chức năng trong 24 giờ.

Chẩn đoán phân biệt:

Suy đa tạng không liên quan đến nguyên nhân nhiễm khuẩn thì thường không có dấu hiệu của nhiễm khuẩn. Bác sĩ sẽ tìm kiếm các dấu hiệu này để đưa ra chẩn đoán.

Chẩn đoán mức độ:

Khi đã bị suy đa tạng, nếu điểm số theo bảng đánh giá SOFA càng cao và triệu chứng có xu hướng nặng dần thì mức độ suy giảm chức năng của các hệ cơ quan càng nghiêm trọng.

Số lượng các cơ quan trong cơ thể bị suy giảm chức năng càng nhiều thì tỷ lệ tử vong càng cao.

Nồng độ lactat máu tăng dần và hạ huyết áp không đáp ứng với thuốc vận mạch là những biểu hiện nặng của tình trạng sốc nặng.

Những phương pháp điều trị suy đa tạng

điều trị suy đa tạng

Người bệnh khi rơi vào tình trạng này cần được chẩn đoán, đánh giá và điều trị sớm nhất có thể. Việc điều trị bao gồm điều trị nguyên nhân và hỗ trợ chức năng của các cơ quan, hạn chế tiến triển của đáp ứng viêm toàn thân, cải thiện rối loạn chức năng của các cơ quan trong cơ thể.

Bác sĩ sẽ thực hiện các phương pháp điều trị hồi sức tích cực để duy trì các dấu hiệu sinh tồn ở người bệnh, ví dụ:

  • Thông khí cơ học để đảm bảo cung cấp đủ oxy, cải thiện khả năng trao đổi khí
  • Duy trì nồng độ hemoglobin trong máu, điều trị dự phòng thuyên tắc mạch do huyết khối (cục máu đông)
  • Truyền dịch và các thuốc điều trị phù hợp, tránh dùng kháng sinh độc với thận để phòng ngừa rối loạn chức năng thận
  • Điều trị đặc hiệu trong sốc nhiễm trùng và nhiễm khuẩn huyết nặng.

[embed-health-tool-heart-rate]

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Multiple organ failure. Pathophysiology and potential future therapy. https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC1242583/. Ngày truy cập: 18/5/2020

The multiple organ dysfunction syndrome. https://www.ncbi.nlm.nih.gov/books/NBK6868/. Ngày truy cập: 18/5/2020

Multiple Organ Dysfunction Syndrome. https://www.sciencedirect.com/topics/medicine-and-dentistry/multiple-organ-dysfunction-syndrome. Ngày truy cập: 18/5/2020

Multisystem Organ Failure: Predicting the Future. https://pubs.asahq.org/anesthesiology/article/107/1/6/8332/Multisystem-Organ-FailurePredicting-the-Future. Ngày truy cập: 24/3/2022

Multiorgan failure in the serious trauma patient. https://medintensiva.org/en-multiorgan-failure-in-serious-trauma-articulo-S2173572714000605. Ngày truy cập: 24/3/2022

Phiên bản hiện tại

24/03/2022

Tác giả: Ngọc Anh

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh

Cập nhật bởi: Trúc Phạm


Bài viết liên quan

Suy tim phải

Nhiễm khuẩn huyết do nhiễm trùng đường tiết niệu: Nguy hiểm khôn lường


Tham vấn y khoa:

Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh

Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh


Tác giả: Ngọc Anh · Ngày cập nhật: 24/03/2022

ad iconQuảng cáo

Bài viết này có hữu ích với bạn?

ad iconQuảng cáo
ad iconQuảng cáo