backup og meta

Suy tim độ 2 sống được bao lâu và nên làm gì để kéo dài tuổi thọ?

Suy tim độ 2 sống được bao lâu và nên làm gì để kéo dài tuổi thọ?

Các bác sĩ thường phân giai đoạn bệnh suy tim theo mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng. Bệnh này được chia thành 4 giai đoạn từ nhẹ đến nặng. Trong đó, suy tim độ 2 tuy nhẹ nhưng có thể tiến triển nặng thành suy tim độ 3, 4 nếu không được điều trị kịp thời.

Nhiều người sau khi được chẩn đoán mắc bệnh suy tim độ 2 sẽ thường thắc mắc rằng họ có thể sống được bao lâu và nên làm gì để kéo dài tuổi thọ? Mời bạn cùng Hello Bacsi đi tìm lời giải đáp cho những thắc mắc này trong bài viết ngay sau đây nhé!

Suy tim độ 2 là gì?

Theo Hội Tim mạch New York (NYHA), suy tim độ 2 là tình trạng người bệnh bị giới hạn nhẹ khi thực hiện các hoạt động thể chất. Cụ thể là bệnh nhân sẽ gặp phải triệu chứng như mệt mỏi, khó thở, hồi hộp,… khi tham gia các hoạt động đòi hỏi phải mất nhiều thể lực như đi bộ, leo cầu thang, tập thể dục, khuân vác các vật nặng… Tuy nhiên, các triệu chứng này thường nhẹ và sẽ thuyên giảm nhanh chóng khi được nghỉ ngơi.

suy tim độ 2 là gì?

Các triệu chứng khác hầu như chưa xuất hiện rõ ràng nhưng ngoài mệt mỏi, khó thở, hụt hơi sau khi bệnh nhân gắng sức, người bệnh còn có thể gặp phải các triệu chứng sau đây:

  • Ho khan dai dẳng
  • Tim đập nhanh
  • Chóng mặt, giảm tập trung
  • Mắt cá chân và chân bị sưng
  • Đi tiểu đêm nhiều hơn.

Các triệu chứng suy tim có thể phát triển nhanh chóng (suy tim cấp tính) hoặc dần dần trong vài tuần hay vài tháng (suy tim mãn tính).

Suy tim độ 2 có nguy hiểm không?

Suy tim độ 2 có nguy hiểm không? Tuy vẫn nằm ở giai đoạn nhẹ, các triệu chứng chưa biểu hiện rõ ràng, nhưng bệnh có thể làm hạn chế các hoạt động thể chất, ảnh hưởng ít nhiều đến cuộc sống sinh hoạt hàng ngày của bệnh nhân. Chưa kể nếu chủ quan, bệnh sẽ tiến triển rất nhanh sang mức độ nặng hơn, dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm đe dọa tính mạng.

Suy tim độ 2 sống được bao lâu?

suy tim độ 2 sống được bao lâu?

Bệnh nhân đã được chẩn đoán suy tim độ 2 sống được bao lâu thì không có câu trả lời chính xác. Tiên lượng cho bệnh nhân suy tim độ 2 tùy thuộc vào cơ tim có tổn thương hay không, tuổi tác, lối sống, các bệnh lý mắc kèm và khả năng đáp ứng với điều trị của bệnh nhân. Tuy nhiên, lúc này chức năng của cơ tim vẫn còn tốt, chỉ cần điều trị nghiêm túc, đúng phương pháp thì người bệnh vẫn có thể sống khỏe mạnh lâu dài.

Bệnh suy tim sống được bao lâu? Tất nhiên, người bệnh suy tim độ 2 thường sẽ có tiên lượng tốt hơn suy tim độ 3, 4. Người cao tuổi, sức khỏe kém, có nhiều bệnh lý đồng mắc thì sẽ có tiên lượng xấu hơn so với người trẻ tuổi, có sức khỏe tốt và không có thêm bệnh lý khác kèm theo.

Quan trọng nhất là bệnh nhân nên tuân thủ chặt chẽ phác đồ điều trị theo chỉ định của bác sĩ, thay đổi lối sống lành mạnh để có thể sống lâu hơn.

Bạn có thể quan tâm: Khám phá lời giải người bệnh suy tim sống được bao lâu?

Các phương pháp điều trị và kéo dài tuổi thọ cho bệnh nhân suy tim độ 2

Suy tim độ 2 có chữa được không? Suy tim là một căn bệnh mãn tính nên không thể chữa khỏi, cũng không thể đảo ngược. Mục tiêu điều trị là ngăn ngừa bệnh tiến triển sang giai đoạn nặng hơn và kéo dài tuổi thọ cho bệnh nhân cũng như cải thiện triệu chứng, duy trì chất lượng cuộc sống.

Các phương pháp điều trị bao gồm thay đổi lối sống và thuốc men. Cụ thể như sau:

Thay đổi lối sống

Để kéo dài tuổi thọ, người bệnh nên:

  • Thường xuyên tập thể dục, vận động vừa sức, đi bộ mỗi ngày với cường độ phù hợp, nên nghỉ ngơi khi có dấu hiệu mệt mỏi, khó thở.
  • Ăn uống lành mạnh, tăng cường nhiều rau xanh và trái cây tươi, hạn chế muối, đường và chất béo bão hòa trong chế độ ăn.
  • Bỏ hút thuốc, hạn chế uống rượu bia và sử dụng các chất kích thích khác như trà, cà phê…
  • Điều trị và kiểm soát huyết áp cao, cholesterol cao, tiểu đường và các hội chứng chuyển hóa nếu có.
  • Giữ cân nặng vừa phải bằng cách tập luyện và thông qua ăn uống, điều này giúp giảm áp lực cho tim.

suy tim độ 2 nên làm gì để kéo dài tuổi thọ?

Thuốc điều trị suy tim độ 2

Tùy theo tình trạng sức khỏe và các bệnh lý đi kèm khác, bác sĩ có thể kê đơn các loại thuốc điều trị suy tim, chẳng hạn như:

Người bệnh cần kiên trì sử dụng thuốc đúng liều lượng, đúng thời gian. Tuyệt đối không được tự ý ngưng dùng thuốc, giảm liều, bỏ liều mà không có chỉ định của bác sĩ ngay cả khi sức khỏe đã tốt lên. Hãy thường xuyên tái khám với bác sĩ để được theo dõi tình trạng sức khỏe và điều chỉnh phác đồ phù hợp.

Ngoài ra, trong một số trường hợp đặc biệt, bác sĩ có thể chỉ định làm phẫu thuật hoặc can thiệp để điều trị tắc nghẽn động mạch vành, sửa hoặc thay van, sửa chữa tim bẩm sinh.

Suy tim rất nhanh trở nặng và chuyển đến giai đoạn nghiêm trọng hơn. Vì vậy, người mắc bệnh suy tim độ 2 không được phép chủ quan và nên chủ động thực hiện các biện pháp ngăn ngừa bệnh tiến triển và kéo dài tuổi thọ bằng việc tuân thủ sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ, duy trì sống một lối sống lành mạnh và tái khám thường xuyên với bác sĩ.

[embed-health-tool-heart-rate]

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Classes of Heart Failure. https://www.heart.org/en/health-topics/heart-failure/what-is-heart-failure/classes-of-heart-failure. Ngày truy cập: 17/01/2022

Heart Failure. https://my.clevelandclinic.org/health/diseases/17069-heart-failure-understanding-heart-failure. Ngày truy cập: 17/01/2022

Heart Failure Classification – Stages of Heart Failure and Their Treatments. https://www.pennmedicine.org/updates/blogs/heart-and-vascular-blog/2014/september/heart-failure-classification–stages-of-heart-failure-and-their-treatments. Ngày truy cập: 17/01/2022

Phân độ suy tim. http://vnha.org.vn/detail.asp?id=237. Ngày truy cập: 17/01/2022

Overview-Heart failure. https://www.nhs.uk/conditions/heart-failure/. Ngày truy cập: 17/01/2022

Suy tim ở người cao tuổi. https://moh.gov.vn/chuong-trinh-muc-tieu-quoc-gia/-/asset_publisher/7ng11fEWgASC/content/suy-tim-o-nguoi-cao-tu-1?inheritRedirect=false. Ngày truy cập: 17/01/2022

Phiên bản hiện tại

28/11/2022

Tác giả: Trúc Phạm

Tham vấn y khoa: Thạc sĩ - Bác sĩ CKI Ngô Võ Ngọc Hương

Cập nhật bởi: Trúc Phạm


Bài viết liên quan

Lập kế hoạch chăm sóc bệnh nhân suy tim nên lưu ý những gì?

Bệnh suy tim độ 4 có chữa được không?


Tham vấn y khoa:

Thạc sĩ - Bác sĩ CKI Ngô Võ Ngọc Hương

Tim mạch · Bệnh viện Nhân dân 115


Tác giả: Trúc Phạm · Ngày cập nhật: 28/11/2022

ad iconQuảng cáo

Bài viết này có hữu ích với bạn?

ad iconQuảng cáo
ad iconQuảng cáo