Tăng huyết áp cấp cứu có khả năng đe dọa trực tiếp đến tính mạng người bệnh nếu không được can thiệp y tế kịp thời.
Tăng huyết áp cấp cứu hay tăng huyết áp ác tính là tình trạng cao huyết áp gây tổn thương một hoặc nhiều cơ quan cụ thể. Các bộ phận liên quan chủ yếu bao gồm hệ thần kinh trung ương, hệ tim mạch và cơ quan bài tiết.
Tiếp cận tăng huyết áp cấp cứu
Để điều trị tăng huyết áp cấp cứu, trước tiên người bệnh thường được đưa vào đơn vị chăm sóc đặc biệt để theo dõi tim liên tục, đánh giá thường xuyên tình trạng thần kinh và lượng nước tiểu, đồng thời cho sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp và truyền dịch. Huyết áp có thể tự động thay đổi, nhưng đôi khi nó sẽ giảm quá mức gây nên tình trạng không đủ máu lưu thông tới các cơ quan.
Liệu pháp dược lý (sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp cấp cứu)
Mục tiêu ban đầu của trị liệu là hạ chỉ số huyết áp xuống khoảng 25% trong 24–48 giờ đầu tiên.
Các nhóm thuốc điều trị tăng huyết áp cấp cứu thường không được ưu tiên lựa chọn bằng việc so sánh hiệu quả của nhau. Thuốc được lựa chọn trên cơ chế hoạt động, tác dụng nhanh hay chậm, dễ sử dụng hay không và tùy vào một số tình huống đặc biệt.
Thuốc tiêm tĩnh mạch thường được sử dụng nhất là nitroprusside. Tuy nhiên, người mắc bệnh suy thận nên dùng thuốc fenoldopam để thay thế hoặc labetalol dùng đường uống/tiêm trực tiếp vào tĩnh mạch.
Tuy nhiên, một thử nghiệm lâm sàng đã chứng minh rằng thuốc chẹn canxi tiêm tĩnh mạch (ví dụ như nicardipine) có thể hữu ích trong việc giảm huyết áp nhanh chóng và an toàn. Đồng thời, thuốc này có khả năng hiệu quả hơn labetalol tiêm tĩnh mạch.
Thuốc chẹn thụ thể beta có thể được tiêm tĩnh mạch với esmolol hoặc metoprolol. Một lựa chọn khác bao gồm diltiazem, verapamil và enalapril. Hydralazine dành riêng cho phụ nữ mang thai, trong khi phentolamine là thuốc dùng khi người bệnh gặp tình trạng khủng hoảng tăng huyết áp (pheochromocytoma).
Biến chứng từ việc điều trị tăng huyết áp cấp cứu
Chẩn đoán sớm tình trạng bệnh là điều cần thiết để tìm ra phương pháp điều trị thích hợp. Tuy nhiên, giảm huyết áp quá nhanh có thể gây hại cho bệnh nhân. Ví dụ như, chỉ số huyết áp hạ quá mức có thể dẫn đến tình trạng máu không đủ lưu thông đến các cơ quan và tổn thương từ một bộ phận cụ thể sẽ không được xem xét kỹ lưỡng. Bạn cần hết sức thận trọng khi sử dụng enalapril để điều trị tăng huyết áp vì nó có nguy cơ hạ chỉ số huyết áp một cách mất kiểm soát.
Mặt khác, tất cả người bệnh nên được đánh giá cẩn thận về nguyên nhân tăng huyết áp thứ phát. Bên cạnh đó, khi xuất viện, người bệnh cũng cần được chăm sóc, theo dõi chặt chẽ. Họ nên nắm rõ các dấu hiệu và triệu chứng tái phát hoặc biến chứng để có thể được can thiệp y tế kịp thời.
Chế độ ăn uống dành cho người bị tăng huyết áp cấp cứu
Thời gian đầu, người bệnh có thể phải áp dụng chế độ ăn uống khắt khe cho đến khi huyết áp ổn định lại. Sau đó, họ sẽ được hướng dẫn tuân theo thực đơn cho người cao huyết áp, bao gồm chế độ ăn ít muối. Ngoài ra, bác sĩ cũng có thể yêu cầu người bệnh thực hiện chế độ ăn kiêng để giảm cân.
Người bệnh cần chú ý những gì trong sinh hoạt?
Người bệnh có thể phải nằm trên giường và hạn chế vận động cho đến khi tình trạng ổn định. Sau khi huyết áp đã được kiểm soát tốt, người bệnh có thể trở lại với những hoạt động bình thường mỗi ngày.
Phòng ngừa tăng huyết áp cấp cứu
Cách tốt nhất để ngăn ngừa các đợt tăng huyết áp cấp cứu là đảm bảo người bệnh được theo dõi chặt chẽ. Thông thường, điều này do bác sĩ đa khoa thực hiện. Tuy nhiên, một số chuyên gia cho rằng bạn nên tìm đến bác sĩ chuyên khoa huyết áp để được xem xét về nhu cầu điều trị bằng thuốc phức tạp cũng như tiến hành thêm một hoặc nhiều biện pháp trị liệu khác trong trường hợp đặc biệt.
Tham vấn cùng bác sĩ
Những người bị đột quỵ, mắc bệnh tim mạch hoặc suy thận cần được tư vấn thích hợp để điều trị tăng huyết áp. Hãy tìm đến các chuyên viên tư vấn về cao huyết áp để nhận được hỗ trợ phù hợp với thể trạng của bạn.
[embed-health-tool-heart-rate]