backup og meta

Huyết áp thấp bao nhiêu là nguy hiểm? Biết để cảnh giác

Huyết áp thấp bao nhiêu là nguy hiểm? Biết để cảnh giác

Phần lớn mọi người đều dành nhiều quan tâm đối với huyết áp cao hơn là huyết áp thấp. Tuy nhiên, hai bệnh lý này đều đáng lo không kém gì nhau. Huyết áp thấp có thể gây ra tình trạng sốc, trụy tim và đe dọa tính mạng. Vậy, huyết áp thấp bao nhiêu là nguy hiểm, bạn đã biết chưa? Cùng Hello Bacsi tìm hiểu ngay qua bài viết dưới đây nhé!

Chỉ số huyết áp tâm thu (chỉ số trên) dưới 90 mmHg và/hoặc chỉ số huyết áp tâm trương (chỉ số dưới) dưới 60 mmHg được xem là huyết áp thấp hay còn được gọi là hạ huyết áp hoặc tụt huyết áp.

Huyết áp thấp bao nhiêu là nguy hiểm?

Rất nhiều người có chỉ số huyết áp gần mức thấp hay xấp xỉ ở mức này nhưng không gặp phải bất kỳ triệu chứng nào và họ vẫn sống khỏe mạnh trong nhiều năm. Đây được gọi là huyết áp thấp cơ địa, không đáng lo ngại.

Huyết áp thấp bao nhiêu là nguy hiểm thì thật ra không có một chỉ số cụ thể nào cả. Hầu hết bác sĩ sẽ chỉ nhận định huyết áp thấp mạn tính (kéo dài) là nguy hiểm nếu tình trạng này gây ra các triệu chứng sau:

  • Lú lẫn
  • Chóng mặt, choáng váng
  • Buồn nôn
  • Ngất xỉu
  • Mệt mỏi
  • Đau cổ hoặc đau lưng
  • Đau đầu, vã mồ hôi
  • Mờ mắt
  • Tim đập nhanh hoặc có cảm giác tim lỡ nhịp, đập thình thịch hoặc đập quá mạnh.

Huyết áp thấp bao nhiêu là nguy hiểm và các triệu chứng?

Tuy nhiên, huyết áp giảm đột ngột có thể gây nguy hiểm. Sự thay đổi chỉ 20 mmHg (ví dụ như từ 100 mmHg xuống dưới 90 mmHg) có thể gây chóng mặt và ngất xỉu. Huyết áp cực thấp sẽ dẫn đến sốc với các triệu chứng như:

  • Lú lẫn, đặc biệt là ở người lớn tuổi
  • Người lạnh, đổ mồ hôi
  • Da xanh xao
  • Thở nhanh, nông
  • Mạch yếu và nhanh.

Tụt huyết áp hay huyết áp thấp có nguy hiểm không? Tình trạng này kéo dài sẽ ảnh hưởng xấu tới cơ thể, chẳng hạn như:

  • Tăng nguy cơ nhồi máu cơ tim, đau thắt ngực.
  • Dẫn đến tai biến mạch máu não. Có khoảng 10-15% người bị huyết áp thấp gặp tình trạng này.
  • Tụt huyết áp nhiều lần khiến các cơ quan quan trọng trong cơ thể suy yếu nhanh do không đủ oxy và dinh dưỡng theo nhu cầu để hoạt động.
  • Ngất xỉu đột ngột dễ gây tai nạn nếu như đang đi đường, làm việc ngoài trời nắng hoặc trên cao,…

Khi nào cần đi khám bác sĩ?

Thay vì lo lắng huyết áp thấp bao nhiêu là nguy hiểm, hãy lắng nghe cơ thể của mình. Bất kỳ khi nào bạn thấy chóng mặt, choáng váng, buồn nôn hay có những dấu hiệu tụt huyết áp như nêu trên, bạn nên xử trí ngay tại nhà theo hướng dẫn như sau:

  • Ngồi hoặc nằm xuống một mặt phẳng cứng, nâng 2 chân lên cao
  • Huyết áp thấp uống gì? Uống một ly trà đường, trà gừng, chanh muối… Nếu không có, bạn có thể uống một cốc nước lọc lớn hoặc ăn bất cứ thứ gì có vị ngọt và hơi mặn.

Sau đó, nếu triệu chứng huyết áp thấp tái diễn thường xuyên, bạn nên đi khám để được bác sĩ cho lời khuyên phù hợp và điều trị nếu cần. Bác sĩ sẽ hướng dẫn bạn uống nhiều nước hơn, thay đổi chế độ ăn uống cho phù hợp và có thể cần dùng thuốc nâng huyết áp.

Trong trường hợp xuất hiện tình trạng sốc, bạn phải gọi cấp cứu ngay.

Huyết áp thấp nên làm gì?

Huyết áp thấp bao nhiêu là nguy hiểm và khi nào nên gặp bác sĩ?

Vì không có con số cụ thể cho việc huyết áp thấp bao nhiêu là nguy hiểm nên tốt nhất bạn cần tìm cách cải thiện tình trạng này về lâu dài. Lời khuyên cho những người huyết áp thấp, hay bị tụt huyết áp là:

  • Chia nhỏ bữa ăn thành 4-5 bữa trong ngày 
  • Duy trì chế độ dinh dưỡng đa dạng, tăng cường thực phẩm giàu đạm như cá, thịt, cua, tôm, trứng, sữa
  • Có thể uống thêm nước trà xanh, cà phê
  • Mang theo bánh quy, kẹo ngọt khi đi ra ngoài
  • Hạn chế những món ăn có thể gây giảm huyết áp như đồ uống có cồn, mướp đắng, nước cam, lòng trắng trứng gà, khoai lang tím, ớt, kiwi, tảo biển
  • Ngủ đủ giấc, không thức khuya hay để tránh bản thân bị căng thẳng, giữ ấm cơ thể khi đi ngủ, nằm gối thấp
  • Không ra ngoài vào lúc trời nắng gắt. Tăng cường uống nước chứa điện giải nếu thời tiết nóng bức và bài tiết nhiều mồ hôi, nước tiểu
  • Thay đổi tư thế từ từ
  • Không leo trèo cao
  • Tập thể dục nhẹ nhàng nhưng đều đặn
  • Nếu trên 50 tuổi, bạn cần theo dõi huyết áp thường xuyên.

Như vậy, huyết áp thấp bao nhiêu là nguy hiểm không quan trọng bằng việc theo dõi các triệu chứng bất thường của cơ thể và xử trí ngay. Ngoài ra, trong cuộc sống, hãy ăn uống và sinh hoạt lành mạnh để tránh những cơn tụt huyết áp, bạn nhé!

[embed-health-tool-heart-rate]

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Low Blood Pressure – When Blood Pressure Is Too Low https://www.heart.org/en/health-topics/high-blood-pressure/the-facts-about-high-blood-pressure/low-blood-pressure-when-blood-pressure-is-too-low Ngày truy cập: 11/04/2024

Low blood pressure (hypotension) https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/low-blood-pressure/symptoms-causes/syc-20355465 Ngày truy cập: 11/04/2024

Low Blood Pressure https://www.nhlbi.nih.gov/health/low-blood-pressure Ngày truy cập: 11/04/2024

Huyết áp thấp – Một nguyên nhân gây tai biến mạch não https://moh.gov.vn/chuong-trinh-muc-tieu-quoc-gia/-/asset_publisher/7ng11fEWgASC/content/huyet-ap-thap-mot-nguyen-nhan-gay-tai-bien-mach-nao Ngày truy cập: 11/04/2024

Shock https://www.betterhealth.vic.gov.au/health/conditionsandtreatments/shock Ngày truy cập: 11/04/2024

Low blood pressure (hypotension). https://www.nhs.uk/conditions/low-blood-pressure-hypotension/. Ngày truy cập: 11/04/2024

Low Blood Pressure. https://my.clevelandclinic.org/health/diseases/21156-low-blood-pressure-hypotension. Ngày truy cập: 11/04/2024

Phiên bản hiện tại

17/04/2024

Tác giả: Lương Lan

Tham vấn y khoa: Thạc sĩ - Bác sĩ CKI Ngô Võ Ngọc Hương

Cập nhật bởi: Lương Lan


Bài viết liên quan

Tụt huyết áp uống nước gừng được không? Cách pha như thế nào?

Tụt huyết áp uống trà đường được không?


Tham vấn y khoa:

Thạc sĩ - Bác sĩ CKI Ngô Võ Ngọc Hương

Tim mạch · Bệnh viện Nhân dân 115


Tác giả: Lương Lan · Ngày cập nhật: 17/04/2024

ad iconQuảng cáo

Bài viết này có hữu ích với bạn?

ad iconQuảng cáo
ad iconQuảng cáo