backup og meta

Mỡ trong máu (máu nhiễm mỡ)

Mỡ trong máu (máu nhiễm mỡ)

Định nghĩa

M trong máu (máu nhim m) là bnh gì?

Mỡ trong máu (hay còn gọi là máu nhiễm mỡ, mỡ máu) là thuật ngữ chỉ tình trạng rối loạn chuyển đổi chất béo trong cơ thể, làm cho lượng chất béo trong máu quá cao.

Chất béo rất cần thiết cho việc cấu tạo nên cơ thể và cung cấp năng lượng cho cơ thể hoạt động. Ngoài ra, chất béo còn cung cấp và vận chuyển các vitamin tan trong chất béo. Tuy nhiên, một lượng lớn chất béo có thể gây nên các bệnh về tim mạch, gây tiểu đường và béo phì.

Trong cơ thể có nhiều loại chất béo nhưng trong đó hai loại chất béo thường có liên quan đến bệnh máu nhiễm mỡ là cholesterol và triglyceride. Mỡ trong máu có thể xảy ra do sự tăng cao của một hoặc cả hai loại chất béo này.

Chỉ số cholesterol: Hiểu để kiểm soát

Cholesterol

Cholesterol vận chuyển trong cơ thể một dạng gọi là lipoprotein. Có hai loại: HDL cholesterol (cholesterol tốt) và LDL cholesterol (cholesterol xấu). Tăng cholesterol tức là tăng lượng LDL cholesterol.

Triglyceride

Triglyceride được dự trữ trong tế bào mỡ để sử dụng và là nguồn năng lượng chính của cơ thể. Việc ăn uống quá nhiều chất béo khiến cơ thể không đốt cháy kịp có thể dẫn đến nồng độ triglyceride cao. Nếu bạn bị tăng triglyceride thì có khả năng bạn cũng bị tăng cholesterol.

Nhng ai thường mc phi m trong máu?

Máu nhiễm mỡ là một bệnh phổ biến. Nó dễ xảy ra ở những người có gia đình bị bệnh mỡ trong máu và ở người có chế độ ăn nhiều chất béo. Những người có vấn đề với khả năng điều tiết của cơ thể như bệnh tiểu đường hay béo phì, hoặc người cao tuổi cũng có nguy cơ mắc bệnh cao hơn bình thường.

Ngoài ra, các chất kích thích và gây nghiện như rượu bia và thuốc lá cũng làm tăng khả năng bị mỡ trong máu.

Triệu chứng và dấu hiệu

Nhng du hiu và triu chng máu nhim m là gì?

đau bụng

Máu nhiễm mỡ thường không có triệu chứng cụ thể. Một số trường hợp hiếm sẽ có các khối u dưới da do mỡ tích tụ. Riêng đối với tăng triglyceride, nếu lượng chất béo này quá cao, tuyến tụy sẽ bị sưng gây ra các cơn đau bụng đột ngột, ăn mất ngon, buồn nôn, nôn mửa và sốt.

Khi nào bn cn gp bác sĩ?

Bạn sẽ thực hiện kiểm tra nồng độ mỡ trong máu vào khoảng 20 tuổi và ít nhất 5 năm một lần. Nếu chỉ số cao hơn mức độ cho phép, bác sĩ có thể sẽ yêu cầu tiến hành xét nghiệm nhiều hơn.

Ngoài ra, nếu gia đình bạn có người bị mỡ trong máu, tiểu đường và bệnh tim, bạn cũng cần phải kiểm tra thường xuyên hơn.

Nguyên nhân

Nguyên nhân gây ra mỡ máu nhiễm mỡ là gì?

Nguyên nhân chính của bệnh là do chế độ ăn uống và luyện tập không cân bằng, làm cho người bệnh tăng lượng chất béo hấp thụ. Mỡ trong máu còn là di truyền hoặc do sử dụng chất kích thích và gây nghiện.

Tuổi tác cũng là một phần nguyên nhân vì sau 20 tuổi, lượng cholesterol sẽ tăng để đáp ứng nhu cầu năng lượng của cơ thể.

Nguy cơ mắc bệnh

Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc bệnh?

rượu bia

Có rất nhiều yếu tố có thể khiến bạn tăng nguy cơ mắc bệnh, một trong số đó là:

  • Chế độ ăn uống nhiều chất béo
  • Sử dụng chất kích thích, gây nghiện như rượu, bia và thuốc lá
  • Có người thân bị bệnh mỡ trong máu

Điều trị

Nhng thông tin được cung cp không th thay thế cho li khuyên ca các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham kho ý kiến bác sĩ.

Nhng phương pháp nào dùng để điu tr m trong máu (máu nhim m)?

Những phương pháp nào dùng để điều trị mỡ trong máu (máu nhiễm mỡ)?

Điều trị mỡ trong máu gồm có hai bước:

Thay đổi cách sng

Bạn nên bắt đầu bằng một chế độ ăn cân bằng, ít chất béo và đường nhưng vẫn đảm bảo cung cấp đủ năng lượng cho cơ thể. Từ bỏ việc hút thuốc và uống rượu bia, thêm vào đó là tập thể dục. Bạn có thể nhờ tư vấn của bác sĩ để tìm ra chế độ ăn và tập luyện phù hợp cho mình.

S dng thuc để điu chnh lượng m

Bác sĩ có thể chỉ định một số loại thuốc để kiểm soát lượng mỡ trong máu. Các loại thuốc này sẽ giảm nguy cơ bị bệnh về tim mạch và thận. Hãy nói với bác sĩ nếu bạn có bất cứ bệnh, triệu chứng nào khác hay dị ứng với bất kỳ thuốc nào.

Nhng k thut y tế nào dùng để chn đoán bệnh?

Bác sĩ sẽ tiến hành đo nồng độ cholesterol-triglyceride và so sánh với các chỉ số ở người bình thường. Chỉ số cholesterol tối ưu là nhỏ hơn 200 mg/dL và triglyceride là nhỏ hơn 150 mg/dL. Các chỉ số này có thể thay đổi tùy theo độ tuổi và giới tính của bạn.

Để biết chỉ số cholesterol bao nhiêu là cao, bạn có thể tham khảo bảng sau:

cholesterol bao nhiêu là cao?

Phong cách sống và thói quen sinh hoạt

Nhng thói quen sinh hot nào giúp bn hn chế din tiến ca bnh?

tập thể dục

Hãy nhớ rằng phòng bệnh luôn hơn chữa bệnh. Tuy nhiên, nếu bạn đã bị máu nhiễm mỡ, bạn luôn có thể hạn chế diễn tiến của bệnh trước khi bệnh gây ảnh hưởng đến các bộ phận khác của cơ thể.

  • Tập thể dục thường xuyên
  • Ăn nhiều rau quả và thực phẩm giàu chất xơ như bột yến mạch
  • Dùng dầu ăn giàu chất béo không bão hòa như dầu cây rum, dầu hướng dương, dầu bắp (axit béo omega-6)
  • Ăn cá (dầu cá chứa axit béo omega-3)
  • Bỏ thuốc lá
  • Giảm cân bằng thay đổi chế độ ăn kết hợp tập thể dục như đi bộ, đi dạo, đạp xe, bơi lội. Thời gian tập ít nhất 30 phút/ngày và 3-4 ngày/tuần.

Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.

[embed-health-tool-bmi]

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Ferri, Fred. Ferri’s Netter Patient Advisor. Philadelphia, PA: Saunders / Elsevier, 2012. Bản tải về

High Blood Cholesterol. http://www.nhlbi.nih.gov/health/health-topics/topics/hbc. Ngày truy cập 21/1/2021

High Blood Lipids (Fats). http://www.nhsggc.org.uk/your-health/health-services/hsd-patient-carers/heart-disease/risk-factors-for-heart-disease/high-blood-lipids-fats/. Ngày truy cập 21/1/2021

High Cholesterol – Topic Overview. http://www.webmd.com/cholesterol-management/tc/high-cholesterol-overview. Ngày truy cập 21/1/2021

High Triglycerides – Topic Overview. http://www.webmd.com/cholesterol-management/tc/high-triglycerides-overview. Ngày truy cập 21/1/2021

Hyperlipidemia. http://www.heart.org/HEARTORG/Conditions/Cholesterol/AboutCholesterol/Hyperlipidemia_UCM_434965_Article.jsp. Ngày truy cập 21/1/2021

Understanding your cholesterol level.  http://www.emedicinehealth.com/understanding_your_cholesterol_level/article_em.htm. Ngày truy cập 21/1/2021

What you should know about blood lipids. https://www.kidney.org/atoz/content/bloodlipids. Ngày truy cập 21/1/2021

Phiên bản hiện tại

21/01/2021

Tác giả: Giang Lê

Tham vấn y khoa: TS. Dược khoa Trương Anh Thư

Cập nhật bởi: Ngà Trương


Bài viết liên quan

13 thực phẩm tốt cho tim mạch nên xuất hiện trong thực đơn

Mách bạn 5 bài tập cho người bệnh tim mạch


Tham vấn y khoa:

TS. Dược khoa Trương Anh Thư

Dược · Bệnh viện Đại học Y Dược TP. HCM


Tác giả: Giang Lê · Ngày cập nhật: 21/01/2021

ad iconQuảng cáo

Bài viết này có hữu ích với bạn?

ad iconQuảng cáo
ad iconQuảng cáo