Mỡ máu cao (tăng mỡ máu) là tình trạng tăng hàm lượng các chất mỡ trong máu [2]. Mỡ máu gồm nhiều thành phần, trong đó điển hình là cholesterol và triglyceride. Khi bị mỡ máu cao, bạn có thể bị tăng 1 hay cả 2 thành phần trên [3]. Mỡ máu cao có thể rất nguy hiểm cho cơ thể, có thể dẫn đến các bệnh lý như bệnh mạch vành, nhồi máu cơ tim, suy tim, đột quỵ và nhiều bệnh lý nguy hiểm khác [1] .
Để kiểm soát tình trạng mỡ máu cao, chế độ ăn đóng vai trò rất quan trọng [7]. Vậy chế độ ăn cho người mỡ máu cao như thế nào? Người bị mỡ máu cao nên ăn gì và kiêng ăn gì? Các thắc mắc trên sẽ được giải đáp trong bài viết này, cùng tìm hiểu nhé!
I. Mỡ máu cao nên ăn uống như thế nào?
Chế độ ăn cho người mỡ máu cao sẽ cần tuân thủ một số nguyên tắc sau:
- Giảm năng lượng của khẩu phần ăn: Mức giảm lý tưởng sẽ khoảng 300 calo so với khẩu phần ăn cho đến khi đạt được năng lượng tương ứng với mức BMI. Bên cạnh đó, việc theo dõi cân nặng và BMI để điều chỉnh tổng lượng calo hàng tháng hoặc hàng quý sẽ rất quan trọng vì nó giúp đề phòng được việc giảm cân quá nhanh hoặc quá nhiều. [4]
- Giảm lượng chất béo tiêu thụ: Giảm lượng chất béo bão hòa và chất béo chuyển hóa có trong khẩu phần ăn sẽ giúp giảm lượng mỡ trong máu. Lượng chất béo chỉ nên chiếm 15-20% tổng năng lượng dựa vào BMI. Trong đó, chất béo no chiếm 1/3 tổng lượng chất béo, 1/3 là axit béo chưa no chứa nhiều nối đôi và 1/3 còn lại là axit béo chưa no một nối đôi [4]. Ngoài ra, Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ khuyến nghị nên hạn chế chất béo bão hòa dưới 6% lượng calo hàng ngày và giảm thiểu lượng chất béo chuyển hóa trong các bữa ăn. [5]
- Giảm lượng cholesterol: Lượng cholesterol khuyến nghị dành cho người mỡ máu cao là dưới 250mg/ngày. [4]
- Giảm lượng muối trong các bữa ăn: Quá nhiều muối trong bữa ăn có thể ảnh hưởng đến sự cân bằng chất lỏng và huyết áp. Bạn nên hạn chế lượng muối khoảng 2300mg (2,3g) một ngày. [6]
- Tăng lượng đạm (protein): Lượng protein nên chiếm khoảng 12-20% tổng năng lượng, bao gồm đạm động vật và đạm thực vật. [4]
- Ăn nhiều trái cây, rau củ quả hằng ngày: Đây là những loại thực phẩm chứa ít calo và chất béo nhưng lại là nguồn cung cấp dồi dào chất xơ, các vitamin thiết yếu và các chất oxy hóa có thể giúp giảm mức mỡ trong máu [6]
- Hạn chế uống rượu, bia: Rượu, bia có thể làm tăng mức cholesterol và chất béo trung tính trong cơ thể. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng để biết thêm về lượng rượu, bia hoặc thức uống có cồn bạn có thể dùng trong 1 ngày hoặc 1 tuần.[6]
Đặt câu hỏi cho bác sĩ
Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để tạo câu hỏi
Chia sẻ với bác sĩ các thắc mắc của bạn để được giải đáp miễn phí.
Đăng ký hoặc Đăng nhập để đặt câu hỏi cho bác sĩ!