backup og meta

Uống cà phê có tăng huyết áp không?

Uống cà phê có tăng huyết áp không?

Nhâm nhi một ly cà phê thơm nồng mỗi sáng là niềm vui thích và thói quen của rất nhiều người. Thỉnh thoảng, cà phê khiến cho một số người cảm thấy tim đập nhanh, buồn nôn và quay cuồng đầu óc. Vậy nên nhiều người thắc mắc không biết uống cà phê có tăng huyết áp không và nếu lỡ đam mê thức uống này thì làm sao để kiểm soát huyết áp tốt?

Cùng Hello Bacsi đi tìm lời giải đáp trong bài viết ngay sau đây nhé!

Uống cà phê có tăng huyết áp không?

Cà phê là một trong những loại thức uống có chứa caffein được rất nhiều người yêu thích. Phản ứng của huyết áp với caffein có thể khác nhau tùy theo cơ địa từng người và còn tùy vào hàm lượng caffein mà bạn nạp vào cơ thể. Vì vậy, để biết uống cà phê có tăng huyết áp không, hãy đo huyết áp của bạn trước khi uống một tách cà phê và kiểm tra lại sau uống khoảng từ 30 đến 120 phút. Nếu huyết áp tăng khoảng 5 đến 10 mmHg, bạn có thể có cơ địa nhạy cảm với caffein và cà phê sẽ làm tăng huyết áp của bạn khi dùng thường xuyên.

uống cà phê có tăng huyết áp không tùy trường hợp

Uống cà phê có bị tăng huyết áp không tùy vào cơ địa

Nếu thắc mắc uống cà phê có tăng huyết áp hay không thì câu trả lời là CÓ. Caffein có thể gây ra tình trạng tăng huyết áp tạm thời ngay cả khi bạn không bị huyết áp cao. Tuy nhiên, phản ứng huyết áp với caffein khác nhau giữa mỗi người.

Các nhà nghiên cứu vẫn chưa rõ nguyên nhân gây ra sự tăng huyết áp đột ngột trong bối cảnh này. Một số quan điểm cho rằng caffein có thể ngăn chặn một loại hormone giãn mạch, do đó khiến động mạch thu hẹp lại và huyết áp tăng lên. Một số người khác lại nghĩ rằng caffein khiến tuyến thượng thận tiết ra nhiều adrenaline hơn, phản ứng làm tăng huyết áp.

Nhiều nghiên cứu thực tế cho thấy một số người thường xuyên uống cà phê nói riêng và đồ uống chứa caffein nói chung có mức huyết áp trung bình cao hơn những người không uống. Trong khi đó, không ít người thường xuyên sử dụng đồ uống chứa caffein sẽ phát triển khả năng dung nạp caffein tăng dần theo thời gian. Do đó, caffein có thể sẽ không có tác dụng làm tăng huyết áp trên các đối tượng này về lâu dài.

Uống cà phê có tăng huyết áp không tùy vào uống nhiều hay ít

Uống cà phê có tăng huyết áp không tùy vào bạn uống nhiều hay ít. Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) cho biết nạp khoảng 400 miligam caffein mỗi ngày nói chung là an toàn cho hầu hết mọi người. Nếu bạn lo lắng về ảnh hưởng của caffein đối với huyết áp của mình, hãy thử hạn chế lượng caffein uống ở mức 200 miligam mỗi ngày, tương đương với 237 ml là khoảng 2 tách cà phê.

Bên cạnh đó, nhiều người cũng thắc mắc không biết uống cà phê sữa có tăng huyết áp không hay uống cà phê đen có tăng huyết áp không? Tất cả đều phụ thuộc vào hàm lượng caffein mà bạn nạp vào cơ thể. Hãy nhớ rằng hàm lượng caffein trong cà phê đen, cà phê sữa, nước tăng lực và các loại đồ uống chứa caffein khác có thể sẽ hoàn toàn khác nhau tùy theo nhà sản xuất và phương pháp pha chế.

Uống cà phê nhiều có tăng huyết áp không? Nghiên cứu đã chỉ ra rằng uống hơn 4 tách cà phê mỗi ngày có thể làm tăng huyết áp và dẫn đến cảm giác lo lắng, tim đập nhanh, cũng như khó ngủ… Vì vậy, hãy cố gắng kiểm soát lượng cà phê uống mỗi ngày để phòng ngừa cao huyết áp.

uống cà phê có tăng huyết áp không, nên làm gì

Vậy, bệnh nhân cao huyết áp nên làm gì?

Nếu bạn bị huyết áp cao nhưng là một người rất thích cà phê, hãy hỏi bác sĩ xem trong trường hợp của mình, bị tăng huyết áp có uống cà phê được không. Họ sẽ cho bạn lời khuyên nên cắt giảm hay phải ngừng uống đồ uống có chứa caffein hoàn toàn. Nếu bạn định cắt giảm lượng caffein, hãy thực hiện dần dần trong vài ngày đến một tuần để tránh hiện tượng đau đầu do cai nghiện caffein.

Bạn có thể uống cà phê hay các loại đồ uống có chứa caffein khác như một phần của chế độ ăn uống hàng ngày, nhưng hãy nhớ rằng những đồ uống này không phải là nguồn chất lỏng chính hoặc duy nhất mà bạn nạp vào cơ thể. Thay vào đó, hãy sử dụng chủ yếu là nước lọc hoặc nước ép trái cây tốt cho sức khỏe.

Ngoài ra, nếu bạn bị huyết áp cao, hãy tránh dùng caffein ngay trước khi tham gia vào các hoạt động có thể làm tăng huyết áp một cách tự nhiên, chẳng hạn như tập thể dục, nâng cử tạ hoặc lao động chân tay nặng nhọc.

Bạn có thể quan tâm: Người bị huyết áp cao nên làm gì?

Hi vọng bài viết này đã giúp bạn trả lời được thắc mắc uống cà phê có tăng huyết áp không. Huyết áp cao là căn bệnh mạn tính mà bạn cần điều trị suốt đời bằng những thay đổi lối sống lành mạnh và dùng thuốc nếu cần. Bạn nên quan tâm bất cứ đồ ăn, thức uống nào có tính kích thích trước khi nạp vào cơ thể, chứ không riêng cà phê, để kiểm soát huyết áp thật tốt nhé!

[embed-health-tool-heart-rate]

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Caffeine: How does it affect blood pressure? https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/high-blood-pressure/expert-answers/blood-pressure/faq-20058543#:~:text=As%20a%20result%2C%20caffeine%20doesn,generally%20safe%20for%20most%20people. Ngày truy cập: 08/02/2023

People with very high blood pressure may want to go easy on the coffee. https://www.heart.org/en/news/2022/12/21/people-with-very-high-blood-pressure-may-want-to-go-easy-on-the-coffee. Ngày truy cập: 08/02/2023

Coffee and your blood pressure. https://www.health.harvard.edu/heart-health/coffee_and_your_blood_pressure. Ngày truy cập: 08/02/2023

Coffee and Arterial Hypertension. https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/34370111/. Ngày truy cập: 08/02/2023

The Effect of Chronic Coffee Drinking on Blood Pressure. https://www.ahajournals.org/doi/10.1161/01.HYP.33.2.647. Ngày truy cập: 08/02/2023

Prevention-High blood pressure (hypertension). https://www.nhs.uk/conditions/high-blood-pressure-hypertension/prevention/. Ngày truy cập: 08/02/2023

Phiên bản hiện tại

13/02/2023

Tác giả: Trúc Phạm

Tham vấn y khoa: Thạc sĩ - Bác sĩ CKI Ngô Võ Ngọc Hương

Cập nhật bởi: Trúc Phạm


Bài viết liên quan

HỎI ĐỂ KHỎE HƠN - Người bị bệnh động mạch vành nên ăn gì? | Hello Bacsi x SANOFI

Hỏi đáp bác sĩ: Uống nước chanh mật ong có giảm huyết áp không?


Tham vấn y khoa:

Thạc sĩ - Bác sĩ CKI Ngô Võ Ngọc Hương

Tim mạch · Bệnh viện Nhân dân 115


Tác giả: Trúc Phạm · Ngày cập nhật: 13/02/2023

ad iconQuảng cáo

Bài viết này có hữu ích với bạn?

ad iconQuảng cáo
ad iconQuảng cáo