backup og meta

Tăng huyết áp uống nước chanh được không?

Tăng huyết áp uống nước chanh được không?

Nước chanh được dùng rất nhiều để giải nhiệt mùa hè vì sẵn có, giá rẻ và hương vị chua ngọt dễ uống. Tuy nhiên, nhiều người lại lo ngại thức uống này có thể khiến huyết áp tăng cao. Vậy, người tăng huyết áp uống nước chanh được không và uống như thế nào? Cùng tìm hiểu rõ hơn trong bài viết ngay sau đây nhé!

Tăng huyết áp uống nước chanh được không?

Chanh được biết đến là loại quả rất giàu vitamin C, mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe như tăng cường hệ miễn dịch, thải độc cơ thể, giảm cholesterol, tốt cho sức khỏe tim mạch, hỗ trợ giảm cân, tăng cường trao đổi chất, cải thiện làn da và ngăn ngừa sỏi thận.

Nếu bạn thắc mắc tăng huyết áp uống nước chanh được không thì câu trả lời là ĐƯỢC. Các loại trái cây có múi như chanh rất giàu hợp chất phenolic cũng như vitamin, khoáng chất, chất xơ, tinh dầu và carotenoids, mang đến rất nhiều lợi ích cho sức khỏe tổng thể, bao gồm cả việc hạ huyết áp.

Uống nước chanh có giảm huyết áp không? Câu trả lời là . Một nghiên cứu được thực hiện vào năm 2012 trên 101 phụ nữ trung niên tại Nhật Bản cho thấy, việc tiêu thụ nước chanh hàng ngày có liên quan đến lợi ích giảm huyết áp.

Các nhà nghiên cứu cho rằng sự thay đổi này là do axit citric và flavonoid có trong chanh. Hơn nữa, nước chanh được cho là có hiệu quả nhất khi kết hợp với tập thể dục, cụ thể là đi bộ hàng ngày. Các nhà nghiên cứu kết luận rằng số bước đi bộ và việc uống chanh có liên quan đến khả năng cải thiện huyết áp theo nhiều con đường.

Người ta cho rằng uống chanh hàng ngày và đi bộ có hiệu quả đối với bệnh cao huyết áp vì cả hai đều giúp cải thiện chỉ số huyết áp tâm thu.

Các công thức pha nước chanh thơm ngon cho người cao huyết áp

Tăng huyết áp uống nước chanh được không thì câu trả lời là CÓ, nhưng nên uống như thế nào? Muốn có ly nước chanh thơm ngon, dễ uống để bổ sung hằng ngày, người tăng huyết áp có thể áp dụng các công thức sau:

Nước chanh mật ong

tăng huyết áp uống nước chanh mật ong

Bên cạnh nước chanh thông thường, nhiều người cũng thắc mắc uống nước chanh mật ong có hạ huyết áp không hay uống nước chanh mật ong có giảm huyết áp không? Câu trả lời là . Loại nước này có thể giúp giảm huyết áp và làm dịu các mạch máu, thúc đẩy lưu thông máu và loại bỏ lượng nước dư thừa trong cơ thể thông qua tác dụng lợi tiểu. Uống nước chanh mật ong thường xuyên cũng làm giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch và nhồi máu cơ tim.

Nhiều chuyên gia dinh dưỡng khuyên nên uống hỗn hợp này khi còn ấm và uống thường xuyên để thấy rõ hiệu quả. Một ly nước chanh mật ong ấm vào buổi sáng có thể giúp bạn cải thiện sức khỏe tim mạch rõ rệt.

Để pha một ly nước chanh mật ong, bạn cần chuẩn bị:

  • 2 muỗng canh nước cốt chanh
  • 1 muỗng canh mật ong
  • 1 ly nước ấm

Tất cả những gì bạn cần làm là khuấy đều các thành phần trên trong một ly nước và uống hàng ngày.

Nước chanh hạt chia

Hạt chia từ lâu được biết đến là một “thần dược” hỗ trợ giảm cân, tăng cường hệ miễn dịch, thúc đẩy hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn và giúp ổn định huyết áp hiệu quả. Kết hợp hạt chia với nước cốt chanh cũng rất đáng để thử.

Cách thực hiện nước chanh hạt chia như sau:

  • Cho 10g hạt chia vào nước ấm rồi khuấy đều cho nở ra
  • Sau 10 phút, vắt thêm một ít nước cốt chanh cùng với 1-2 thìa mật ong, khuấy đều lên và thưởng thức trong ngày.

Nước chanh, dứa và cà chua

Ngoài quan tâm đến việc tăng huyết áp uống nước chanh được không, bạn nên nghĩ đến việc kết hợp nước cốt chanh với các loại nước ép trái cây khác để nhận được đa dạng vitamin và khoáng chất hơn.

Bên cạnh chanh, cà chua và dứa đều là những loại trái cây giàu vitamin C và kali, có lợi cho sức khỏe của bệnh nhân tăng huyết áp. Nước ép kết hợp từ 3 loại quả này chẳng những giúp ổn định huyết áp mà còn tăng cường sức khỏe về mặt tổng thể.

Cách thực hiện như sau:

  • Cà chua rửa sạch cắt thành từng miếng nhỏ
  • Dứa gọt vỏ, bỏ mắt, rửa sạch, rồi cắt miếng
  • Cho dứa và cà chua vào máy ép lấy nước, sau đó cho nước cốt chanh vào khuấy đều và thưởng thức.

Hỗn hợp nước ép này nên được dùng trong ngày, tránh để quá lâu kể cả trong tủ lạnh.

Nước chanh, cà rốt, dâu tây và đường phèn

Đây cũng là một công thức nước ép kết hợp chanh với các loại trái cây khác mà người bị cao huyết áp có thể tham khảo. Cách thực hiện như sau:

  • Cà rốt và dâu tây rửa sạch rồi cho vào máy ép lấy nước
  • Thêm đường phèn và nước cốt chanh vào khuấy đều rồi thưởng thức
  • Uống hỗn hợp nước ép này trong ngày để đảm bảo chất lượng.

Tăng huyết áp uống nước chanh được không và những lưu ý khi dùng

tăng huyết áp uống nước chanh được không, lưu ý gì

Chanh là một loại quả an toàn và uống nước chanh hầu như không mang lại tác dụng phụ nào gây nguy hiểm đến sức khỏe. Tuy nhiên, trong vấn đề người bị tăng huyết áp uống nước chanh được không thì bạn cũng cần lưu ý rằng:

  • Uống nước chanh pha ấm vào buổi sáng sẽ hiệu quả hơn.
  • Chanh có chứa axit citric nên có thể làm mòn men răng, thậm chí là gây sâu răng, đặc biệt là ở những người đang có vấn đề về răng miệng hoặc răng yếu.
  • Uống quá nhiều nước chanh có thể gây ợ nóng do trào ngược axit dạ dày; tăng áp lực cho thận, dẫn đến đi tiểu thường xuyên.
  • Nếu bị đau dạ dày thì không nên uống quá nhiều nước chanh vì trong chanh có chứa hàm lượng axit cao có thể làm tình trạng đau dạ dày thêm nghiêm trọng.
  • Không nên sử dụng nước chanh nếu bạn bị dị ứng với các loại trái cây có múi vì khi sử dụng có thể gây ra các triệu chứng như phát ban, khó thở.
  • Không nên dùng thêm muối khi pha nước chanh vì muối có thể gây tăng huyết áp.
  • Uống nước chanh đường có hạ huyết áp không? Khi uống nước chanh nên hạn chế tối đa thêm đường vì nó không tốt cho sức khỏe nói chung.
  • Nên kết hợp với chế độ ăn uống đa dạng, đầy đủ dưỡng chất bằng cách bổ sung nhiều loại rau củ và trái cây khác nhau để đa dạng hóa vitamin nạp vào cơ thể. 
  • Duy trì lối sống khoa học như ăn nhạt, ít chất béo, tập thể dục thường xuyên, bỏ hút thuốc, cắt giảm rượu, uống ít cà phê và dùng thuốc hạ huyết áp theo chỉ định của bác sĩ.

Hi vọng bài viết này đã giúp bạn giải đáp được thắc mắc tăng huyết áp uống nước chanh được không và uống như thế nào. Mặc dù uống nước chanh sẽ giúp làm giảm huyết áp nhưng những thay đổi lối sống khác cũng nên được áp dụng kết hợp để kiểm soát huyết áp một cách hiệu quả.

[embed-health-tool-heart-rate]

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Effect on Blood Pressure of Daily Lemon Ingestion and Walking. https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC4003767/. Ngày truy cập: 11/09/2023

Effect on blood pressure of daily lemon ingestion and walking. https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/24818015/. Ngày truy cập: 11/09/2023

High blood pressure: The yellow juice that could help slash your reading. https://www.express.co.uk/life-style/health/1566839/high-blood-pressure-lemon-juice-lower-reading. Ngày truy cập: 11/09/2023

Lemon juice as an alternative therapy in hypertension in Turkey. https://www.sciencedirect.com/science/article/abs/pii/S0167527308005731. Ngày truy cập: 11/09/2023

Honey Lemon Water Benefits and Side Effects. https://www.wellcurve.in/blog/honey-lemon-water-benefits-and-side-effects/. Ngày truy cập: 11/09/2023

7 Reasons to Start Your Day With Lemon Water. https://health.clevelandclinic.org/7-reasons-to-start-your-day-with-lemon-water-infographic/. Ngày truy cập: 12/09/2023

The Surprising Benefits of Hot Water and Lemon. https://www.flushinghospital.org/newsletter/the-surprising-benefits-of-hot-water-and-lemon/. Ngày truy cập: 12/09/2023

4 Surprising Benefits Of Drinking Lemon Water. https://selecthealth.org/blog/2017/04/4-surprising-benefits-of-drinking-lemon-water. Ngày truy cập: 12/09/2023

Phiên bản hiện tại

20/09/2023

Tác giả: Trúc Phạm

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Hoàng Công Tuấn

Cập nhật bởi: Trúc Phạm


Bài viết liên quan

Uống lá cây gì để hạ huyết áp? 8 lá uống hạ huyết áp dễ tìm

Uống trà gì để hạ huyết áp? Gợi ý 3 loại trà tốt cho sức khỏe


Tham vấn y khoa:

Bác sĩ Hoàng Công Tuấn

Tim mạch · Phòng khám Bác sĩ gia đình - 115 An Tâm


Tác giả: Trúc Phạm · Ngày cập nhật: 20/09/2023

ad iconQuảng cáo

Bài viết này có hữu ích với bạn?

ad iconQuảng cáo
ad iconQuảng cáo