Tập thể dục thường xuyên
Bị huyết áp cao nên làm gì? Vận động và tập thể dục thường xuyên sẽ giúp làm giảm huyết áp bằng cách giữ cho tim và mạch máu được ở tình trạng hoạt hóa tốt hơn. Hoạt động thể chất thường xuyên có thể làm giảm huyết áp khoảng 5 đến 8 mmHg. Đối với những người bị tăng huyết áp, hoạt động thể chất thường xuyên sẽ giúp giảm cân và góp phần đưa huyết áp xuống mức an toàn hơn.
Hãy cố gắng dành ít nhất 30 phút hoạt động thể chất vừa phải mỗi ngày hoặc ít nhất 150 phút hoạt động aerobic cường độ vừa phải mỗi tuần. Bạn có thể tham gia các hoạt động chẳng hạn như đi bộ, đạp xe, bơi lội, yoga,…
Giảm muối trong chế độ ăn

Muối được xem là “kẻ thù số 1″ của huyết áp. Hạn chế lượng muối nạp vào cơ thể ở mức 2.300 miligam (mg) mỗi ngày hoặc ít hơn 1.500 mg muối mỗi ngày càng tốt. Việc giảm muối trong chế độ ăn uống sẽ giúp cải thiện sức khỏe tim mạch và làm giảm huyết áp từ 5 đến 6 mmHg.
Vậy, người bị huyết áp cao nên làm gì để hạn chế muối trong chế độ ăn? Hãy nhớ đọc nhãn thực phẩm trước khi mua để biết chắc chắn hàm lượng muối (natri) chứa trong đó. Hạn chế các loại thực phẩm chế biến sẵn và tránh thêm muối khi nấu các món ăn hàng ngày. Hãy giảm lượng muối dần dần chứ không nên giảm đột ngột để phòng ngừa biến chứng do hạ natri máu cấp tính.
Huyết áp cao nên làm gì? Giảm cân

Nếu bị thừa cân, bạn có nguy cơ cao bị cao huyết áp, đái tháo đường hoặc các chứng bệnh mạn tính khác. Khi bạn tăng cân, tim phải làm việc nhiều hơn để bơm máu đi khắp cơ thể, huyết áp từ đó cũng tăng theo. Thừa cân cũng có thể làm tăng nguy cơ mắc chứng ngưng thở khi ngủ, ảnh hưởng tiêu cực đến huyết áp.
Nếu bạn thắc mắc bệnh nhân huyết áp cao nên làm gì thì câu trả lời chắc chắn sẽ là giảm cân. Giảm cân khoa học là một trong những thay đổi lối sống hiệu quả nhất để kiểm soát huyết áp. Nếu đang thừa cân, việc giảm cân dù chỉ một chút cũng có thể giúp giảm huyết áp và cải thiện sức khỏe tổng thể. Nói chung, huyết áp có thể giảm khoảng 1 milimét thủy ngân (mmHg) với mỗi kilôgam cân nặng được giảm đi.
Giảm cân lành mạnh được thực hiện thông qua chế độ ăn tiết chế và tập thể dục thể thao hiệu quả.
Hạn chế rượu bia
Rượu bia cũng chứa nhiều calo, khiến bạn tăng cân và có thể làm tăng huyết áp. Việc thường xuyên uống quá nhiều rượu có thể làm tăng huyết áp theo thời gian. Hạn chế uống rượu ít hơn một ly mỗi ngày đối với phụ nữ hoặc hai ly mỗi ngày đối với nam giới có thể giúp giảm huyết áp khoảng 4 mmHg.
Huyết áp cao nên làm gì? Cắt giảm caffein
Uống trên 4 ly cà phê mỗi ngày dễ làm tăng huyết áp. Bạn có thể uống một lượng trà và cà phê vừa phải như một phần trong chế độ ăn uống cân bằng, tuy nhiên, đây không phải là nguồn chất lỏng chính hoặc duy nhất được nạp vào cơ thể. Tốt nhất là hãy bổ sung nước lọc vừa giúp giảm cân, thanh lọc cơ thể lại giúp bảo vệ sức khỏe tim mạch.
Bỏ thuốc lá
Hút thuốc sẽ khiến các động mạch bị tổn thương, tăng hình thành mảng xơ vữa động mạch, từ đó làm tăng nguy cơ nhồi máu cơ tim và đột quỵ. Một trong những điều người có huyết áp cao nên làm là bỏ thuốc lá. Đây là một việc cực kỳ quan trọng.
Bỏ thuốc lá không những giúp giảm huyết áp, mà còn góp phần làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch, cải thiện sức khỏe tổng thể và kéo dài tuổi thọ. Lợi ích sức khỏe của việc bỏ thuốc lá có thể thấy ở mọi lứa tuổi nên không bao giờ là quá muộn để bỏ thuốc lá.

Huyết áp cao nên làm gì? Nghỉ ngơi và giảm căng thẳng
Suy nghĩ, căng thẳng quá độ hoặc ngủ ít hơn 6 tiếng mỗi đêm có thể góp phần làm tăng huyết áp theo thời gian. Hãy cố gắng ngủ đủ giấc, dành thời gian mỗi ngày để ngồi yên lặng và hít thở sâu để cơ thể và tâm trí được thư giãn.
Bên cạnh đó, bạn nên dành thời gian nghỉ ngơi và tham gia các hoạt động phù hợp với sở thích cá nhân để giải tỏa căng thẳng, chẳng hạn như nghe nhạc, tập thể dục, ngồi thiền,…
Bạn có thể quan tâm: Những cách làm hạ huyết áp nhanh trong vòng 10 phút
Theo dõi huyết áp và tái khám định kỳ
Huyết áp cao nên làm gì thì không thể bỏ qua việc theo dõi huyết áp thường xuyên. Đo huyết áp tại nhà, ghi lại các chỉ số để đảm bảo rằng các loại thuốc hạ huyết áp bạn đang dùng và việc thay đổi lối sống luôn giúp kiểm soát bệnh tốt.
Ngoài ra, việc thăm khám sức khỏe định kỳ thường xuyên là vô cùng quan trọng để bác sĩ có thể theo dõi tình trạng tăng huyết áp và đưa ra những chỉ định phù hợp. Nếu huyết áp được kiểm soát tốt, hãy hỏi bác sĩ xem bạn cần kiểm tra huyết áp bao lâu một lần và có thay đổi gì trong việc dùng thuốc hạ huyết áp hay không.
Hy vọng bài viết này đã cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích để giúp bạn biết huyết áp cao nên làm gì và thực hiện ngay hôm nay để kiểm soát huyết áp hiệu quả nhé!
Đặt câu hỏi cho bác sĩ
Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để tạo câu hỏi
Chia sẻ với bác sĩ các thắc mắc của bạn để được giải đáp miễn phí.
Đăng ký hoặc Đăng nhập để đặt câu hỏi cho bác sĩ!