Nhiều người cho rằng nguyên nhân gây ra bệnh cao huyết áp là do mất ngủ. Các nghiên cứu đã kiểm tra tác động của việc mất ngủ lên những người khỏe mạnh và những bệnh nhân bị tăng huyết áp. Dữ liệu thu được cho thấy giấc ngủ đầy đủ có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh và những người ngủ ít hơn 6 tiếng mỗi đêm có thêm 20% khả năng phát triển bệnh cao huyết áp.
Xã hội hiện đại của chúng ta vận hành 24 giờ một ngày, và rất nhiều người trong chúng ta rút ngắn thời gian ngủ để theo kịp guồng quay cuộc sống. Từ thời gian ngủ trung bình là 8 đến 9 tiếng năm 1960, thời gian ngủ trung bình đã giảm xuống còn 6,9 đến 7 tiếng. Rất nhiều người ngủ ít hơn 6 tiếng hàng đêm, thói quen này có thể góp phần gây ra những vấn đề sức khỏe về lâu dài.
Thiếu ngủ có làm tăng huyết áp không? Một đêm ngủ không đủ giấc của những bệnh nhân cao huyết áp đã được chứng minh gây ra tăng huyết áp trong suốt ngày hôm sau.
Nguyên nhân gây ra bệnh cao huyết áp là do mất ngủ?
Các chuyên gia về giấc ngủ khuyến cáo rằng người lớn nên ngủ từ 7 đến 8 tiếng mỗi đêm. Ngủ ít hơn 6 giờ có thể gây hại cho sức khỏe tổng thể. Thiếu ngủ thường xuyên có thể là nguyên nhân gây ra bệnh cao huyết áp (tăng huyết áp) ở cả trẻ em và người lớn. Trong giấc ngủ, huyết áp của bạn sẽ giảm xuống. Bạn càng ngủ ít, huyết áp của bạn có thể tăng lên. Mất ngủ gây tăng huyết áp trong một thời gian dài.
Những người ngủ ít hơn 6 giờ mỗi ngày có thể bị tăng huyết áp. Nếu bạn đã bị cao huyết áp, ngủ không ngon giấc có thể khiến tình trạng huyết áp của trở nên nghiêm trọng hơn.
Ngoài ra, mất ngủ có thể gây căng thẳng thần kinh, khiến bạn có nhiều khả năng mắc bệnh tim và các yếu tố nguy cơ gây bệnh tăng huyết áp, bao gồm béo phì và tiểu đường.
Mất ngủ có làm tăng huyết áp không?
Mất ngủ có làm tăng huyết áp không? Câu trả lời: Mất ngủ làm tăng huyết áp. Người ta cho rằng giấc ngủ giúp cơ thể phục hồi và kiểm soát các hormone cần thiết để điều chỉnh căng thẳng, cũng như thúc đẩy quá trình trao đổi chất. Theo thời gian, thiếu ngủ có thể gây ra sự thay đổi hormone nội tiết tố, là nguyên nhân gây ra bệnh cao huyết áp. Ngoài ra, giấc ngủ giúp điều chỉnh hệ thần kinh và trục hạ đồi – tuyến yên – tuyến thượng thận, hai hệ thống cơ quan quan trọng giữ cho cơ thể chúng ta ở mức cân bằng, khỏe mạnh.
Các yếu tố khiến giấc ngủ của bạn ảnh hưởng đến huyết áp, cụ thể như sau:
Hệ thống thần kinh tự trị và phản ứng “chiến đấu hoặc bỏ chạy”
Giấc ngủ điều hòa hệ thần kinh tự trị, phần đó của hệ thần kinh điều chỉnh “phản ứng chiến đấu hoặc bỏ chạy”. Phản ứng tiến hóa này gây ra những thay đổi chức năng của cơ thể mà thông thường, những chức năng này tạo ra một giới hạn với các yếu tố xâm hại.
Một trạng thái thiếu chuẩn bị kéo dài sự hoạt hóa không phù hợp của phản ứng này tạo ra một căng thẳng có hại cho cơ thể.
Khi hệ thần kinh giao cảm bị kích thích, các mạch máu co lại để đưa máu đến các cơ quan quan trọng như não và tim. Đây chính là nguyên nhân gây ra bệnh cao huyết áp. Phản ứng “chiến đấu hoặc bỏ chạy” gắn liền với những thay đổi trong chuyển hóa glucose và tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường kháng insulin.
Nội tiết tố cortisol, adrenaline và trục hạ đồi – tuyến yên
Nội tiết tố cơ bản được điều hòa bởi tuyến yên và vùng hạ đồi trong khi ngủ là adrenaline và cortisol, loại hormone được tiết ra bởi tuyến thượng thận. Adrenaline là một nội tiết tố gây ảnh hưởng trực tiếp lên huyết áp, qua trung gian là sự co thắt các động mạch. Khi nồng độ adrenaline của bạn vẫn ở mức cao vào ban đêm do mất ngủ sẽ làm tăng huyết áp kéo dài.
Cortisol là một “nội tiết tố căng thẳng” có nồng độ cao nhất vào buổi sáng và đạt đến điểm thấp nhất vào khoảng giữa nửa đêm và 4 giờ sáng. Thiếu ngủ có thể dẫn đến sự gián đoạn đáng kể của chu kỳ, khiến cơ thể bạn phải chịu những phản ứng căng thẳng không cần thiết và làm tổn hại cho sức khỏe.
Khi bạn tỉnh dậy vào buổi sáng, cơ thể bạn thường trải qua sự gia tăng 50% nồng độ cortisol như thể cơ thể đang chuẩn bị cho những căng thẳng của một ngày mới. Các nghiên cứu cho thấy dậy sớm vào buổi sáng làm tăng phản ứng cortisol, một phản ứng được tìm thấy ở những người đang đối mặt với căng thẳng kéo dài và lo lắng.
Nồng độ cortisol thường giảm trong suốt cả ngày, nhưng với những người bị mất ngủ, nồng độ cortisol tăng vào đầu giờ tối, ngăn chặn sự phục hồi tự nhiên sau một ngày và việc chuẩn bị cho một đêm dài nghỉ ngơi. Ngoài khả năng miễn dịch giảm, dung nạp glucose kém, và tăng thèm các chất bột đường, thiếu ngủ có liên quan đến nồng độ estrogen tăng cao, giảm sự tỉnh táo và khả năng tập trung kém.
Nội tiết tố tuyến giáp
Mất ngủ cũng làm tăng lượng nội tiết tố tuyến giáp ở những người không nghỉ ngơi đầy đủ. Những người có nội tiết tố tuyến giáp cao sẽ kèm theo tăng huyết áp và cung lượng tim cao, gây ra những căng thẳng không cần thiết trên hoạt động của tim.
Béo phì
Thiếu ngủ làm tăng sự thèm ăn bởi rối loạn điều hòa leptin và ghrelin, hai nội tiết tố điều chỉnh sự thèm ăn. Ngủ không đủ giấc có thể ảnh hưởng đến một phần não kiểm soát cơn đói. Mất ngủ làm thay đổi khả năng cơ thể điều chỉnh nhu cầu calo, dẫn đến ăn nhiều và béo phì, cũng là nguyên nhân gây ra bệnh cao huyết áp.
Caffeine
Rất nhiều người trong chúng ta sử dụng caffeine để tỉnh táo khi mất ngủ, thói quen này là nguyên nhân gây ra bệnh cao huyết áp đáng kể. Cơ chế tăng huyết áp sau khi uống đồ uống chứa caffeine không hoàn toàn được hiểu rõ. Một số nhà nghiên cứu nghĩ caffeine có thể kích thích tuyến thượng thận giải phóng adrenaline, một loại nội tiết tố có tác dụng trực tiếp đến huyết áp. Nó có thể ức chế các nội tiết tố có tác dụng thư giãn các động mạch.
Chứng ngưng thở khi ngủ
Một nguyên nhân gây ra bệnh cao huyết áp và khiến bạn mất ngủ có thể điều trị được là chứng ngưng thở khi ngủ do tắc nghẽn – một chứng rối loạn giấc ngủ, trong đó bạn liên tục có nhiều cơn ngừng thở và bắt đầu thở lại trong khi ngủ vào ban đêm. Rối loạn này thường ảnh hưởng đến những người ở độ tuổi trung niên và người cao tuổi, nhưng nó có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, đặc biệt là những người thừa cân.
Chứng ngưng thở khi ngủ ảnh hưởng đến lượng oxy mà cơ thể nhận được trong khi ngủ và làm tăng nguy cơ mắc nhiều vấn đề sức khỏe, bao gồm huyết áp cao, đau tim và đột quỵ. Ngưng thở khi ngủ do tắc nghẽn có thể làm tăng nguy cơ cao huyết áp, đặc biệt là khi ngủ dậy, thời điểm mà huyết áp lẽ ra phải ở mức thấp nhất.
Hãy thăm khám sớm với bác sĩ nếu bạn cảm thấy mệt mỏi ngay cả sau khi ngủ cả đêm, kèm theo các triệu chứng như buồn ngủ vào ban ngày, ngáy to, đau đầu vào buổi sáng và khó tập trung suốt một ngày. Bệnh nhân cũng có thể cảm thấy mình đột nhiên thở hổn hển vào ban đêm trước khi trở về với giấc ngủ.
Làm gì để kiểm soát tình trạng mất ngủ?
Giấc ngủ rất quan trọng để duy trì sức khỏe tổng thể. Nếu công việc làm thay đổi và rút ngắn thời gian ngủ, bạn đang gặp nguy cơ mắc bệnh cao huyết áp có thể rất khó chữa trị. Hãy đo huyết áp vào buổi sáng. Nó cần ở mức thấp nhất và nếu nó tăng, bạn nên đi gặp bác sĩ để có những phương pháp điều trị hoặc cân nhắc về việc thay đổi lối sống để phòng tránh sự phát triển của các vấn đề sức khỏe liên quan đến việc mất ngủ.
Đừng cố ngủ bù bằng việc ngủ nhiều. Ngủ quá nhiều, ở mức độ nhẹ hơn là ngủ ngắn, có thể dẫn đến lượng đường trong máu cao và tăng cân, có hại cho sức khỏe tim mạch. Nói chuyện với bác sĩ để biết các mẹo giúp bạn có giấc ngủ ngon hơn, đặc biệt nếu bạn bị huyết áp cao.
Ngoài ra, bạn cũng nên:
- Đi ngủ vào cùng một giờ mỗi đêm và thức dậy vào cùng một giờ mỗi sáng, kể cả vào cuối tuần.
- Nhận đủ ánh sáng tự nhiên, đặc biệt là ánh nắng vào buổi sáng.
- Hoạt động thể chất thường xuyên và cố gắng không tập thể dục trong vòng vài giờ trước khi đi ngủ.
- Tránh ánh sáng nhân tạo, đặc biệt là trong vòng vài giờ trước khi đi ngủ. Sử dụng bộ lọc ánh sáng xanh trên máy tính hoặc điện thoại thông minh.
- Không ăn hoặc uống trong vòng vài giờ trước khi đi ngủ; đặc biệt tránh uống rượu và thức ăn có nhiều chất béo hoặc đường.
- Giữ phòng ngủ thông thoáng, mát mẻ, tối và yên tĩnh.
[embed-health-tool-heart-rate]