Việc hiểu rõ cách sơ cứu nhồi máu cơ tim cấp là điều hết sức quan trọng để giúp chính bạn và người thân giành lấy mạng sống từ tay tử thần.
Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh · Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh
Việc hiểu rõ cách sơ cứu nhồi máu cơ tim cấp là điều hết sức quan trọng để giúp chính bạn và người thân giành lấy mạng sống từ tay tử thần.
Nhồi máu cơ tim là bệnh lý nguy hiểm với tỷ lệ tử vong rất cao. Đặc biệt, tình trạng này còn diễn tiến rất nhanh, khiến bạn và người thân dễ rơi vào thế bị động. Vì thế, theo các bác sĩ, để bảo vệ chính mình và những người thân trong gia đình, bạn cần tìm hiểu thật kỹ một vài cách sơ cứu nhồi máu cơ tim đơn giản để phòng tình huống khẩn cấp.
Tim là cơ quan rất quan trọng, có vai trò bơm máu đi nuôi cơ thể. Tim được nuôi dưỡng bởi 2 nhánh mạch máu chính là động mạch vành phải và động mạch vành trái. Nếu một trong hai động mạch này bị tắc nghẽn hoàn toàn, người bệnh dễ bị nhồi máu cơ tim.
Thông thường, nguyên nhân chính gây ra sự tắc nghẽn này là do các mảng xơ vữa được cấu thành từ cholesterol và các chất thải trong máu tích tụ tại thành mạch. Đến một thời điểm nào đó, các mảng xơ vữa này sẽ bị bong tróc và nứt vỡ, dẫn đến việc hình thành cục máu đông làm bít tắc lòng mạch máu, khiến máu không lưu thông đến tim. Từ đó, dẫn đến hoại tử và chết vùng cơ tim, gây nên nhồi máu cơ tim.
Theo một nghiên cứu do Đại học Arkansas, Hoa Kỳ thực hiện, 95% số người sống sót sau nhồi máu cơ tim đã có dấu hiệu trước đó vài tuần, thậm chí là vài tháng nhưng lại chủ quan, bỏ mặc hoặc có thể chính bản thân họ cũng không biết rõ đây là dấu hiệu của một cơn nhồi máu cơ tim cấp sắp xảy đến.
Dưới đây là một số các dấu hiệu cảnh báo nhồi máu cơ tim:
Bên cạnh các triệu chứng kể trên, người bệnh còn có thể có các triệu chứng như:
Theo các chuyên gia, với chứng nhồi máu cơ tim, thời gian là yếu tố quan trọng nhất quyết định sinh mạng của người bệnh. Vì vậy, trong những tình huống khẩn cấp bạn cần phải bình tĩnh, gọi cấp cứu ngay. Trong thời gian chờ, bạn cần thực hiện đúng một số thao tác cơ bản sơ cứu người bị nhồi máu cơ tim.
Thời điểm để xử trí cơn nhồi máu cơ tim hiệu quả nhất là hai giờ kể từ khi cơn đau thắt ngực xảy ra. Dưới đây là cách sơ cứu nhồi máu cơ tim đơn giản mà bạn nên biết:
Nếu bạn là người bị bệnh:
Nếu bạn có người thân bị bệnh hoặc nhận thấy ai đó bị nhồi máu cơ tim cấp
Với người bệnh còn tỉnh, bạn hãy để người bệnh nằm ở tư thế nửa nằm nửa ngồi ở nơi thoáng đãng, trấn an nhẹ nhàng, tránh nói to hay hỏi quá nhiều vì điều này có thể làm cho người bệnh cảm thấy căng thẳng. Nếu người bệnh được bác sĩ cho uống aspirin hoặc nitroglycerin… hãy cho họ dùng thuốc theo hướng dẫn. Nếu họ đã bất tỉnh, bạn có thể thực hiện theo 2 cách sau (tuy nhiên chỉ thực hiện các kỹ thuật sơ cứu này nếu bạn là nhân viên y tế hay đã được huấn luyện thực hành)
Để phòng ngừa nhồi máu cơ tim, cách đơn giản nhất là bạn nên duy trì một lối sống lành mạnh:
Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.
Tham vấn y khoa:
Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh
Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh
Đặt câu hỏi cho bác sĩ
Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để tạo câu hỏi
Chia sẻ với bác sĩ các thắc mắc của bạn để được giải đáp miễn phí.
Đăng ký hoặc Đăng nhập để đặt câu hỏi cho bác sĩ!