backup og meta

Bệnh thông liên thất có nguy hiểm không?

Bệnh thông liên thất có nguy hiểm không?

Nhiều người thắc mắc rằng bệnh thông liên thất có nguy hiểm không? Theo thời gian, nếu không được điều trị, bệnh có thể làm tăng nguy cơ mắc các biến chứng khác, bao gồm suy tim, huyết áp cao trong phổi (gọi là tăng áp động mạch phổi), nhịp tim không đều (gọi là loạn nhịp tim) hoặc thậm chí là đột quỵ.

Thông liên thất là gì? Thông liên thất là một dạng dị tật tim bẩm sinh có ngay từ khi trẻ mới sinh ra. Trong đó, tim có một hoặc nhiều lỗ hở bất thường trên vách ngăn cách buồng dưới của tim (tâm thất) và cho phép máu đi từ tâm thất trái sang tâm thất phải của tim. Sau đó, máu giàu oxy sẽ được bơm trở lại phổi thay vì đưa ra ngoài cơ thể, khiến tim bên phải làm việc nhiều hơn. Vậy, bệnh tim thông liên thất có nguy hiểm không? Mời bạn cùng Hello Bacsi tìm hiểu nhé!

Bệnh thông liên thất có nguy hiểm không tùy thuộc vào kích thước của lỗ hở

Bệnh thông liên thất có nguy hiểm không sẽ tùy thuộc vào kích thước lỗ thông liên thất. Kích thước của lỗ thông liên thất sẽ ảnh hưởng đến những triệu chứng có thể xuất hiện và mức độ nghiêm trọng của bệnh.

Lỗ thông liên thất bao nhiêu là nhỏ? Hầu hết các trường hợp khi kích thước lỗ thông nhỏ (đường kính dưới 3mm), bệnh thông liên thất ở trẻ sơ sinh sẽ không gây ra bất kỳ triệu chứng nào và thường sẽ tự đóng lại khi trẻ được 6 tuổi. Phẫu thuật lúc này là rất hiếm khi được chỉ định. Bác sĩ chỉ đề nghị thăm khám và theo dõi để đảm bảo không có dấu hiệu suy tim và lỗ hở đã đóng lại.

bệnh thông liên thất có nguy hiểm không tùy thuộc vào kích thước lỗ hở

Lỗ thông liên thất bao nhiêu là lớn? Bệnh thông liên thất có nguy hiểm không là tùy lỗ hở có kích thước trung bình (đường kính từ 3-5mm) hoặc lớn (đường kính 6-10mm). Lúc này, tim bên phải làm việc nhiều hơn và trẻ mắc bệnh có thể có các triệu chứng, bao gồm:

  • Khó thở
  • Thở nhanh
  • Đổ mồ hôi khi bú
  • Da xanh xao
  • Ăn uống kém
  • Chậm tăng cân
  • Tiếng thổi ở tim
  • Nhiễm trùng đường hô hấp tái đi tái lại
  • Mệt mỏi liên tục.

Nhiều trường hợp có lỗ thông liên thất có kích thước lớn sẽ không thể tự đóng lại và cần được điều trị sớm để ngăn ngừa biến chứng. Việc điều trị trước khi trẻ 2 tuổi có thể ngăn ngừa tổn thương tim và phổi. Nếu không được điều trị trước 2 tuổi, tổn thương sẽ trở nên vĩnh viễn và nghiêm trọng hơn theo thời gian.

Bệnh thông liên thất có nguy hiểm không và các biến chứng thường gặp

Bệnh thông liên thất có nguy hiểm không sẽ còn tùy thuộc vào việc điều trị sớm hay muộn và các biến chứng có thể xảy ra. Các biến chứng của bệnh thường bao gồm:

1. Suy tim

Khi trẻ mắc bệnh thông liên thất với kích thước lỗ thông từ trung bình đến lớn, tim sẽ phải làm việc nhiều hơn và phổi phải tiếp nhận quá nhiều máu được bơm đến. Nếu không điều trị, trẻ sơ sinh có thể bị suy tim và gặp các vấn đề về dinh dưỡng dẫn đến chậm phát triển, tăng cân kém.

bệnh thông liên thất có nguy hiểm không và các biến chứng thường gặp

2. Bệnh thông liên thất có nguy hiểm không? Bệnh có thể dẫn đến tăng áp động mạch phổi

Khi trẻ mắc bệnh thông liên thất, tâm thất phải không thể đẩy lượng máu thừa ra ngoài cơ thể, vì vậy, lượng máu thừa sẽ được bơm vào phổi. Điều này làm tăng lưu lượng máu đến phổi, gây áp lực quá lớn và làm tổn thương các mạch máu của phổi. Tăng lưu lượng máu đến phổi do bệnh thông liên thất gây ra huyết áp cao trong động mạch phổi (tăng áp động mạch phổi), có thể làm tổn thương phổi vĩnh viễn. 

Theo thời gian, tổn thương lâu dài trong các mạch máu của phổi bắt đầu từ lỗ thông làm đảo ngược hướng dòng máu, khiến máu nghèo oxy từ tâm thất phải được bơm sang tâm thất trái. Tình trạng này khiến một số máu được bơm đến các phần còn lại của cơ thể không còn chứa đủ oxy. Điều đó gây ra tình trạng thiếu oxy tổng thể trong toàn bộ cơ thể, dẫn đến suy tim bên phải hay còn gọi là hội chứng Eisenmenger.

3. Nhịp tim không đều và các vấn đề về van tim

Bệnh thông liên thất có nguy hiểm không? Bệnh nguy hiểm bởi có thể gây thiệt hại cho hệ thống dẫn truyền điện học của tim, dẫn đến tình trạng nhịp tim không đều hoặc chậm (loạn nhịp tim). Lúc này, trẻ cần cấy ghép máy tạo nhịp tim hoặc dùng thuốc điều trị suốt đời. Ngoài ra, van tim gần đó cũng bị thay đổi cấu trúc và làm hở van tim.

4. Viêm nội tâm mạc

Trẻ em bị thông liên thất có nguy cơ bị viêm nội tâm mạc, đây là một tình trạng nhiễm trùng bề mặt bên trong tim do vi khuẩnn lưu hành trong máu gây ra. Vi khuẩn luôn có trong miệng của chúng ta và một lượng nhỏ sẽ xâm nhập vào máu khi chúng ta nhai và đánh răng.

Ngoài ra, bệnh tim bẩm sinh thông liên thất cũng rất nguy hiểm bởi có thể gây đột quỵ và tử vong bất kỳ lúc nào. Vì vậy, việc điều trị sớm và phòng ngừa biến chứng là vô cùng quan trọng.

Phòng ngừa biến chứng

bệnh thông liên thất có nguy hiểm không và cách phòng ngừa

Bệnh thông liên thất có nguy hiểm không còn tùy thuộc vào việc trẻ có được chẩn đoán và điều trị bệnh sớm hay không. Sau khi được điều trị, trẻ cần được chăm sóc và theo dõi trong suốt quãng đời còn lại để ngăn ngừa bất kỳ biến chứng nguy hiểm nào có thể xảy ra.

Ngoài ra, đối với hầu hết những trẻ bị thông liên thất, vệ sinh răng miệng tốt và thăm khám răng thường xuyên có thể giúp ngăn ngừa biến chứng viêm nội tâm mạc.

Cuối cùng, trẻ em có các lỗ thông liên thất nhỏ hoặc đã được điều trị thường sẽ có ít hoặc không bị hạn chế hoạt động. Trẻ em có tim không hoạt động bình thường sẽ cần tuân thủ một số hướng dẫn của bác sĩ khi tham gia các hoạt động mạnh, chẳng hạn như tập thể dục, chơi thể thao,…Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để biết những hoạt động nào là an toàn để trẻ có thể tham gia.

Hi vọng thông qua bài viết này đã giúp bạn giải đáp được vấn đề bệnh thông liên thất có nguy hiểm không? Các lỗ thông trên vách liên thất từ vừa đến lớn có thể gây ra nhiều vấn đề sức khỏe, thậm chí là gây nguy hiểm đến tính mạng. Điều trị sớm có thể sẽ giúp ngăn ngừa nhiều biến chứng và giảm mức độ nguy hiểm của bệnh.

[embed-health-tool-heart-rate]

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Facts about Ventricular Septal Defect. https://www.cdc.gov/ncbddd/heartdefects/ventricularseptaldefect.html. Ngày truy cập: 04/04/2022

Ventricular septal defect (VSD). https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/ventricular-septal-defect/symptoms-causes/syc-20353495. Ngày truy cập: 04/04/2022

Ventricular Septal Defects (VSD). https://my.clevelandclinic.org/health/diseases/17615-ventricular-septal-defects-vsd. Ngày truy cập: 04/04/2022

Ventricular Septal Defect (VSD). https://www.stanfordchildrens.org/en/topic/default?id=ventricular-septal-defect-vsd-90-P01829. Ngày truy cập: 04/04/2022

Ventricular septal defect. https://medlineplus.gov/ency/article/001099.htm. Ngày truy cập: 04/04/2022

Ventricular Septal Defect (VSD). https://kidshealth.org/en/parents/vsd.html. Ngày truy cập: 04/04/2022

Ventricular Septal Defect (VSD). https://www.heart.org/en/health-topics/congenital-heart-defects/about-congenital-heart-defects/ventricular-septal-defect-vsd. Ngày truy cập: 04/04/2022

Phiên bản hiện tại

26/03/2024

Tác giả: Trúc Phạm

Tham vấn y khoa: Thạc sĩ - Bác sĩ CKI Ngô Võ Ngọc Hương

Cập nhật bởi: Trúc Phạm


Bài viết liên quan

Nhận biết dấu hiệu tim bẩm sinh để chữa từ sớm, sống khỏe hơn

Bệnh tim bẩm sinh có nguy hiểm không? Biến chứng và phòng ngừa


Tham vấn y khoa:

Thạc sĩ - Bác sĩ CKI Ngô Võ Ngọc Hương

Tim mạch · Bệnh viện Nhân dân 115


Tác giả: Trúc Phạm · Ngày cập nhật: 26/03/2024

ad iconQuảng cáo

Bài viết này có hữu ích với bạn?

ad iconQuảng cáo
ad iconQuảng cáo