Nóng rát dạ dày là bệnh gì? Nguyên nhân và cách chữa dứt điểm tại nhà

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Lê Thị Mỹ Duyên · Đa khoa · Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc


Tác giả: Khoa Nguyễn · Ngày cập nhật: 30/03/2022

    Nóng rát dạ dày là bệnh gì? Nguyên nhân và cách chữa dứt điểm tại nhà
    Quảng cáo

    Cảm giác khó tiêu và nóng rát dạ dày xảy ra với rất nhiều người. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết rõ nguyên nhân và có hướng điều trị thích hợp.

    Nóng dạ dày là bệnh gì? Nóng bao tử là bệnh gì hay nóng ruột là bệnh gì? Nóng rát dạ dày hay nóng rát bao tử là một biểu hiện của các bệnh liên quan đến dạ dày – tá tràng. Cảm giác nóng rát dạ dày có thể dẫn đến những triệu chứng khác như đau, mệt mỏi, chướng bụng…

    Triệu chứng bị nóng rát dạ dày này có thể xảy ra khi bạn tiêu thụ quá nhiều thực phẩm khó tiêu hóa, nhiễm trùng, lạm dụng kháng sinh,…

    Nguyên nhân nóng rát dạ dày là gì?

    Có thể bạn sẽ lo lắng nóng bao tử là bệnh gì hay nóng dạ dày là bệnh gì? Trước tiên, hãy tìm hiểu những nguyên nhân phổ biến gây ra tình trạng dạ dày nóng rát.

    1. Dị ứng hoặc không tiêu hóa được thức ăn

    Đôi khi bạn cảm thấy nóng ruột, nóng bao tử, nóng dạ dày đặc biệt ở vùng thượng vị, thực chất đó là tình trạng nóng rát dạ dày. Nguyên nhân gây ra có thể là vì cơ thể bạn đang phản ứng lại với những loại thực phẩm gây dị ứng hoặc không thể tiêu hóa được. Khi đó, những triệu chứng đi kèm có thể là buồn nôn và nôn. Đối với triệu chứng này, các bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra dị ứng để khoanh vùng loại thức ăn nào là nguyên nhân chính gây ra bệnh.

    2. Dược phẩm

    Việc dùng thuốc (ví dụ như thuốc kháng sinh) có thể phá vỡ lớp niêm mạc bảo vệ dạ dày của bạn. Điều đó khiến nguy cơ mắc bệnh đau dạ dày tăng lên. Biểu hiện thường gặp là bạn bị nóng bao tử hay nóng rát dạ dày.

    3. Dư axit dạ dày

    Dịch axit quá nhiều do bạn ăn uống không lành mạnh, ăn nhiều đồ cay nóng… cũng có thể gây ra tình trạng nóng rát dạ dày hay nóng bao tử, đi kèm là các triệu chứng như đầy hơi, khó tiêu, ợ nóng, ợ chua…

    4. Căng thẳng

    Nhiều vấn đề về tiêu hóa bắt nguồn từ việc bạn không thể kiểm soát và quản lý căng thẳng của mình. Căng thẳng có thể làm chậm quá trình tiêu hóa và làm tăng dịch axit trong dạ dày, dẫn đến tăng nguy cơ trào ngược axit dạ dày và nóng rát dạ dày.

    Yếu tố gây ra nóng rát dạ dày

    1. Nóng rát dạ dày sau khi ăn

    Nhiều người thường bị nóng rát dạ dày sau khi ăn, đặc biệt là sau khi họ ăn những món cay. Nguyên nhân là do thức ăn cay, nóng sẽ làm tăng nguy cơ khó tiêu, khiến cho bạn cảm thấy dạ dày rất nặng nề, thường ói mửa và đau sau khi ăn. Ngoài ra, thực phẩm cay có chứa rất nhiều capsaicin (chất tạo vị cay của ớt) có thể gây kích thích lớp niêm mạc dạ dày và làm dạ dày bạn nóng lên (nóng dạ dày).

    2. Dạ dày bị nóng sau khi sử dụng thức uống có cồn

    Uống rượu cũng có thể gây cảm giác bỏng rát trong dạ dày. Tiêu thụ rượu cồn thường xuyên còn có thể làm thay đổi cấu trúc và chức năng của đường tiêu hóa, gây đau dạ dày.

    Sở dĩ rượu gây ra triệu chứng nóng rát do các thành phần trong rượu được chuyển hóa rất nhanh trong cơ thể. Khi quá trình này xảy ra, một loại oxy hoạt tính làm ức chế quá trình oxy hóa đối với tế bào và các mô dọc theo đường tiêu hóa.

    Phương pháp chữa trị nóng rát dạ dày tại nhà

    Cách chữa nóng rát dạ dày tại nhà là gì? Cảm giác nóng ở dạ dày thường đi kèm với các cơn đau dai dẳng, có thể khiến cơ thể bạn mệt mỏi và suy nhược. Dưới đây là một số lời khuyên giúp bạn ngăn ngừa triệu chứng nóng bao tử:

    • Tránh các loại thực phẩm chua, cay và nhiều dầu mỡ;
    • Ăn nhiều thực phẩm có chứa nhiều carbohydrate như các loại ngũ cốc nguyên hạt;
    • Không hút thuốc;
    • Tránh uống rượu, bia;
    • Kiểm tra thành phần của thuốc thật kỹ để phòng các phản ứng phụ có thể gây hại cho dạ dày;
    • Không bỏ bữa;
    • Tập thể dục thường xuyên (ít nhất 30 phút mỗi ngày);
    • Ăn nhiều rau xanh, trái cây, nhưng bạn nên cẩn thận với các loại quả họ cam, quýt;
    • Bạn nên hạn chế uống sữa vào những lúc bụng đang đói vì có thể gây thêm các kích ứng khác.

    Nóng rát dạ dày gây các cảm giác rất khó chịu, ảnh hưởng đến sức khỏe và năng suất làm việc của bạn. Nếu đã thử nhiều cách nhưng vẫn không thể cải thiện tình trạng bệnh này, hãy liên hệ bác sĩ để được tiến hành các xét nghiệm cần thiết và có hướng điều trị thích hợp bạn nhé.

    Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

    Tham vấn y khoa:

    Bác sĩ Lê Thị Mỹ Duyên

    Đa khoa · Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc


    Tác giả: Khoa Nguyễn · Ngày cập nhật: 30/03/2022

    Quảng cáo
    Quảng cáo
    Quảng cáo
    Quảng cáo