Như đã đề cập, nếu bạn, con của bạn hoặc bất kỳ người nào khác nuốt phải thứ gì đó có thể gây độc, cách tốt nhất là bạn không nên tự gây nôn tại nhà hay áp dụng các cách móc họng gây nôn để tránh rủi ro. Thay vào đó, bạn nên gọi cấp cứu hoặc nhanh chóng đưa bệnh nhân nhập viện để được bác sĩ xử lý đúng cách, an toàn. Điều quan trọng nữa là việc bạn càng cung cấp nhiều thông tin về trường hợp ngộ độc sẽ càng giúp ích cho việc điều trị.
Vì vậy, khi đưa bệnh nhân đến bệnh viện, bạn nên đem theo chai/ lọ đựng thuốc/dung dịch mà bạn nghi ngờ đó là nguyên nhân gây ngộ độc. Đồng thời, bạn cần thông báo cho bác sĩ hoặc nhân viên y tế những thông tin cần thiết sau đây:
- Số lượng người bị ngộ độc (nếu có thể)
- Tuổi, chiều cao và cân nặng của người bị ngộ độc
- Thời điểm họ nuốt chất độc
- Lượng chất độc họ nuốt (nếu có thể)
- Liệt kê bất kỳ loại thuốc nào người bệnh dùng gần đây
- Các triệu chứng đã xảy ra khi nuốt chất độc.
Những thông tin kể trên sẽ giúp bác sĩ hoặc nhân viên y tế đưa ra khuyến nghị phù hợp. Nếu bác sĩ xác nhận rằng người bệnh đã nuốt phải thứ gì đó độc hại thì họ có thể cần được chuyển đến phòng cấp cứu để được xử lý kịp thời.
Nói tóm lại, việc áp dụng các cách gây nôn khi bị ngộ độc có thể cần thiết trong một số trường hợp. Thế nhưng, bạn không nên tự gây nôn tại nhà vì việc nôn mửa tiềm ẩn rất nhiều rủi ro. Thay vào đó, việc gây nôn chỉ an toàn khi có sự chỉ định từ bác sĩ và được giám sát chặt chẽ. Vì vậy, cách tốt nhất là bệnh nhân nên sớm nhập viện nếu nghi ngờ là nuốt phải chất gì đó độc hại hoặc dùng thuốc quá liều.
Đặt câu hỏi cho bác sĩ
Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để tạo câu hỏi
Chia sẻ với bác sĩ các thắc mắc của bạn để được giải đáp miễn phí.
Đăng ký hoặc Đăng nhập để đặt câu hỏi cho bác sĩ!