backup og meta

Cách gây nôn khi bị ngộ độc: Rủi ro cao khi áp dụng tại nhà?

Cách gây nôn khi bị ngộ độc: Rủi ro cao khi áp dụng tại nhà?

Nếu vô tình ăn thực phẩm nhiễm khuẩn hoặc nuốt phải thuốc, hóa chất gì đó độc hại, bản năng đầu tiên của một người thường là tìm cách nôn ra. Tuy nhiên, bạn cần biết rằng cách gây nôn khi bị ngộ độc mà không có chỉ định, hướng dẫn từ bác sĩ không phải lúc nào cũng an toàn.

Trong bài viết sau, Hello Bacsi sẽ tổng hợp những thông tin giúp bạn xử lý ngộ độc đúng cách và chia sẻ những điều quan trọng bạn nên cân nhắc trước khi muốn gây nôn tại nhà.

Cách gây nôn khi bị ngộ độc như thế nào?

Chắc hẳn chúng ta cũng từng thắc mắc làm sao để nôn hết thức ăn ra ngoài khi bị ngộ độc hay cách nôn ra nhanh nhất khi bị ngộ độc là nên làm thế nào? Về cơ bản, cách gây nôn tại nhà phổ biến thường là dùng ngón tay móc họng để kích thích phản xạ nôn ọe (gag reflex). Tuy nhiên, sự thật là phương pháp này có thể nguy hại cho người bị ngộ độc. Vì vậy, dù các bước thực hiện rất đơn giản thì bạn cũng không nên tùy tiện áp dụng tại nhà. 

Cách gây nôn khi bị ngộ độc – Bạn có nên dùng thuốc Ipecac để gây nôn?

cách gây nôn khi bị ngộ độc

Xoay quanh vấn đề làm sao để nôn khi bị ngộ độc thực phẩm, ngộ độc hóa chất, việc có nên dùng thuốc Ipecac để gây nôn hay không cũng nhận được nhiều sự quan tâm.

Ipecac là thuốc được dùng trong những trường hợp khẩn cấp như bị ngộ độc, trúng độc để giúp bệnh nhân nôn mửa chất độc ra ngoài. Nhiều năm trước đây, Ipecac dưới dạng siro là thuốc có thể được lưu trữ trong tủ thuốc gia đình để dùng khi cần. Tuy nhiên, việc dùng thuốc gây nôn đã được phát hiện là có thể gây biến chứng nguy hiểm khi điều trị ngộ độc. Vì vậy, việc dùng siro Ipecac tự do không còn được khuyến khích. Hiện nay, loại thuốc này cũng không được sản xuất để bán như thuốc không kê đơn nữa.

Thay vào đó, bất kỳ trường hợp nào cần dùng Ipecac để gây nôn đều phải có sự hướng dẫn và theo dõi của bác sĩ. Bạn không nên tùy tiện dùng Ipecac để tránh rủi ro. Đối với loại thuốc này, bạn cũng cần lưu ý thêm rằng:

  • Ipecac không nên được sử dụng để gây nôn đối với người nuốt phải strychnine; các chất bào mòn mạnh như dung dịch kiềm, axit mạnh; các sản phẩm dầu mỏ như dầu hỏa, xăng, dầu nhiên liệu, dung môi pha loãng sơn hoặc dung dịch tẩy rửa.
  • Không dùng thuốc Ipecac với bệnh nhân đang buồn ngủ, bất tỉnh hoặc co giật.

Việc tùy tiện dùng thuốc Ipecac trong những trường hợp kể trên có thể dẫn đến nhiều rủi ro như gây co giật, tổn thương thêm cho cổ họng hoặc khiến chất độc lọt vào đường hô hấp gây viêm phổi, thậm chí có thể gây tử vong.

Cách gây nôn khi bị ngộ độc tiềm ẩn những rủi ro nào? Tìm hiểu để biết vì sao bạn không nên tự gây nôn tại nhà

Thực chất, việc áp dụng các cách gây nôn khi bị ngộ độc hay cách móc họng nôn khi bị ngộ độc mà không có hướng dẫn từ bác sĩ là không an toàn. Bởi vì phản xạ nôn mửa không làm rỗng dạ dày hoàn toàn như bạn nghĩ. Điều này đồng nghĩa rằng việc gây nôn không thể loại bỏ được hết chất độc hoặc các chất khác có trong dạ dày. Vì vậy, có thể nói rằng gây nôn không giúp ích nhiều cho việc đào thải chất độc và cũng chẳng an toàn đối với bệnh nhân. Bởi vì phương pháp này có thể gây ra một số vấn đề như:

  • Mất nước, mất cân bằng điện giải
  • Bỏng do hóa chất, tổn thương các mô trong cổ họng khi chất độc di chuyển ngược lên trên
  • Tổn thương răng và nướu trong khoang miệng do axit dạ dày kết hợp với các chất độc
  • Một số trường hợp gây nôn có thể khiến chất độc có thể bị hút vào phổi.

Bạn cần lưu ý gì khi xử lý các trường hợp ngộ độc?

cách gây nôn khi bị ngộ độc

Như đã đề cập, nếu bạn, con của bạn hoặc bất kỳ người nào khác nuốt phải thứ gì đó có thể gây độc, cách tốt nhất là bạn không nên tự gây nôn tại nhà hay áp dụng các cách móc họng gây nôn để tránh rủi ro. Thay vào đó, bạn nên gọi cấp cứu hoặc nhanh chóng đưa bệnh nhân nhập viện để được bác sĩ xử lý đúng cách, an toàn. Điều quan trọng nữa là việc bạn càng cung cấp nhiều thông tin về trường hợp ngộ độc sẽ càng giúp ích cho việc điều trị.

Vì vậy, khi đưa bệnh nhân đến bệnh viện, bạn nên đem theo chai/ lọ đựng thuốc/dung dịch mà bạn nghi ngờ đó là nguyên nhân gây ngộ độc. Đồng thời, bạn cần thông báo cho bác sĩ hoặc nhân viên y tế những thông tin cần thiết sau đây:

  • Số lượng người bị ngộ độc (nếu có thể)
  • Tuổi, chiều cao và cân nặng của người bị ngộ độc
  • Thời điểm họ nuốt chất độc
  • Lượng chất độc họ nuốt (nếu có thể)
  • Liệt kê bất kỳ loại thuốc nào người bệnh dùng gần đây
  • Các triệu chứng đã xảy ra khi nuốt chất độc.

Những thông tin kể trên sẽ giúp bác sĩ hoặc nhân viên y tế đưa ra khuyến nghị phù hợp. Nếu bác sĩ xác nhận rằng người bệnh đã nuốt phải thứ gì đó độc hại thì họ có thể cần được chuyển đến phòng cấp cứu để được xử lý kịp thời.

Nói tóm lại, việc áp dụng các cách gây nôn khi bị ngộ độc có thể cần thiết trong một số trường hợp. Thế nhưng, bạn không nên tự gây nôn tại nhà vì việc nôn mửa tiềm ẩn rất nhiều rủi ro. Thay vào đó, việc gây nôn chỉ an toàn khi có sự chỉ định từ bác sĩ và được giám sát chặt chẽ. Vì vậy, cách tốt nhất là bệnh nhân nên sớm nhập viện nếu nghi ngờ là nuốt phải chất gì đó độc hại hoặc dùng thuốc quá liều.

[embed-health-tool-bmr]

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

How to induce vomiting: What to know

https://www.medicalnewstoday.com/articles/326267 Truy cập ngày 16/01/2023

Ipecac – don’t use it

https://www.poison.org/articles/ipecac-do-not-use-it Truy cập ngày 16/01/2023

Symptoms and First Aid for Poisonings

https://nasdonline.org/974/d000817/symptoms-and-first-aid-for-poisonings.html Truy cập ngày 16/01/2023

Vomiting – First Aid for Poisoning? An Incorrect Assumption

https://poisons.co.nz/articles-and-info/first-aid/view/vomiting—first-aid-for-poisoning–an-incorrect-assumption/ Truy cập ngày 16/01/2023

Ipecac Syrup (Oral Route)

https://www.mayoclinic.org/drugs-supplements/ipecac-syrup-oral-route/side-effects/drg-20064363?p=1 Truy cập ngày 16/01/2023

Phiên bản hiện tại

24/08/2023

Tác giả: Hoàng Oanh Nguyễn

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Trần Thị Thanh Tuyền

Cập nhật bởi: Lan Quan


Bài viết liên quan

Người lớn bị tiêu chảy bao lâu thì khỏi? Cách xử lý nhanh tại nhà

“Vạch trần” 7 nguyên nhân phổ biến gây nôn và tiêu chảy ở người lớn


Tham vấn y khoa:

Bác sĩ Trần Thị Thanh Tuyền

Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh viện Nhân dân Gia Định TP HCM


Tác giả: Hoàng Oanh Nguyễn · Ngày cập nhật: 24/08/2023

ad iconQuảng cáo

Bài viết này có hữu ích với bạn?

ad iconQuảng cáo
ad iconQuảng cáo