backup og meta

6 sự thật thú vị về việc đi ngoài

6 sự thật thú vị về việc đi ngoài

Một nghiên cứu đã kết luận rằng ruột là “bộ não thứ hai” của cơ thể. Những gì chúng ta ăn gây tác động đến nhiều thứ như căng thẳng và trầm cảm. Thêm một lý do nữa để bạn chú ý đến hệ tiêu hóa của mình: 70% hệ thống miễn dịch nằm ở đường ruột của bạn. Tuy nhiên, bạn không chỉ nên chú ý những gì bạn đưa vào cơ thể mà phải chú ý đến cả những thứ đi ra nữa. 6 sự thật về việc đi ngoài dưới đây sẽ khiến bạn bất ngờ.

Đi tiêu nhanh hay chậm đều ổn

Nếu bạn từ tốn tận hưởng thời gian đi ngoài hay “bắn nhanh như tên lửa” cũng không sao cả. Bạn tốn 5 phút đi ngoài thì tốt, còn nếu tốn 20 phút cũng vẫn ổn. Thường thì bạn không cần phải băn khoăn về điều đó vì bụng bạn tự biết khi nào nó “xong việc’. Tuy nhiên, nếu bạn ngồi suốt trên bồn cầu vì khó đi ngoài hay bạn cần phải làm gì đó để dễ đi tiêu hơn (như ngồi một kiểu cố định hay phải cho ngón tay vào hậu môn để tác động) thì bạn cần đến gặp bác sĩ ngay lập tức.

Ngồi xổm sẽ tốt hơn cho việc đi tiêu

Khoa học đã chứng minh tư thế hiệu quả nhất để đi ngoài không phải là góc 90o khi bạn ngồi bồn cầu thông thường mà phải nghiêng về phía trước thêm 45o như khi ngồi xổm. Các nhà nghiên cứu cho biết ngồi xổm làm thay đổi vị trí trực tràng và làm phân dễ dàng trượt ra mà bạn ít tốn sức nhất. Không may là tư thế này không dễ khi ngồi trên bồn cầu hiện đại nhưng bạn cũng nên cố gắng thử. Các chuyên gia khuyên rằng bạn nên dùng loại bồn cầu ngồi xổm để đi ngoài dễ dàng hơn.

Uống cà phê có thể làm bạn muốn đi ngoài

Chúng ta đều biết cà phê ảnh hưởng đến việc đi ngoài, vậy thực hư chuyện này là như thế nào? Các bác sĩ cho rằng đó là do chất caffeine gây kích thích đường ruột. Nó làm ruột của bạn co rút và đẩy phân về phía trực tràng. Do đó, một số người sẽ đi ngoài sau khi uống cà phê.

Kinh nguyệt cũng ảnh hưởng đến việc đại tiện của phụ nữ

Khi bạn có kinh, bạn sẽ phải chịu những cơn đau bụng kinh, mệt mỏi và đi ngoài nhiều hơn. Các kích thích tố là tác nhân gây ra điều này. Nhiều phụ nữ nói rằng phân của họ lỏng hơn khi họ đang trong chu kỳ. Các nhà khoa học tin rằng đó là vì kích thích tố prostaglandins sản sinh ra trong chu kỳ gây co bóp tử cung, đôi khi chúng lọt vào đường ruột và cũng gây co bóp. Co bóp đường ruột sẽ khiến bạn đi ngoài nhiều hơn.

Chất xơ ảnh hưởng đến tần suất đi tiêu

Đi ngoài bao lâu một lần là tùy thuộc vào mỗi người. Chế độ ăn uống đóng vai trò rất lớn; nếu bạn ăn nhiều thức ăn có chất xơ và là người thích trái cây, rau củ thì bạn sẽ đi đại tiện nhiều hơn những người chỉ ăn thức ăn đã qua chế biến (thức ăn tiêu hóa lâu). Vài người đi tiêu nhiều lần một ngày còn những người khác chỉ đi hai lần một tuần. Chỉ cần bạn không bị khó đi hoặc chướng bụng thì không sao.

Màu sắc phân phản ánh tình hình sức khỏe

Màu phân của bạn có thể thay đổi tùy theo những gì bạn ăn hay do bệnh. Chẳng hạn như củ cải đường có thể làm phân bạn biến thành đỏ hoặc đen, các loại rau củ màu xanh lá có thể làm phân hơi xanh. Khi bạn nhìn thấy máu trong bồn cầu khi khó đi ngoài thì lại hoàn toàn khác, đó có thể là kết quả của táo bón.

Nếu bạn thấy phân có màu trắng hoặc màu đất sét thì có thể là do một số loại thuốc bạn đang uống như thuốc ngừa thai, thuốc kháng sinh và thuốc chống viêm. Nếu phân của bạn màu đen, đó có thể là do thuốc chuyên trị tiêu hóa và dạ dày, viên uống bổ sung sắt hoặc đó là dấu hiệu của xuất huyết dạ dày.

Đi ngoài là cách cơ thể chúng ta loại bỏ chất thải. Vì thế bạn hãy quan sát các dấu hiệu khác thường của phân cũng như ăn nhiều chất xơ để việc đi đại tiện trở nên dễ dàng hơn nhé.

Bạn có thể quan tâm đến các bài viết sau:

  • Tại sao chất xơ lại quan trọng
  • Lợi ích không ngờ từ chất xơ trong đường bột

[embed-health-tool-bmr]

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

8 Facts Every Woman Should Know About Pooping  www.womenshealthmag.com/health/normal-pooping-habits. Ngày truy cập 25/11/2016.

6 Things Every Girl Should Know About Poop www.teenvogue.com/story/6-things-every-girl-needs-to-know-about-poop. Ngày truy cập 25/11/2016.

Phiên bản hiện tại

05/08/2020

Tác giả: Ban biên tập Hello Bacsi

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Lê Thị Mỹ Duyên

Cập nhật bởi: Hoàng Diệu Thu


Bài viết liên quan

Triệu chứng xuất huyết dạ dày: Nhận biết sớm để điều trị

Người bị trĩ nhẹ có tự khỏi được không?


Tham vấn y khoa:

Bác sĩ Lê Thị Mỹ Duyên

Đa khoa · Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc


Tác giả: Ban biên tập Hello Bacsi · Ngày cập nhật: 05/08/2020

ad iconQuảng cáo

Bài viết này có hữu ích với bạn?

ad iconQuảng cáo
ad iconQuảng cáo