backup og meta

Mối liên hệ giữa thuốc chữa axit dạ dày và bệnh thận mãn tính

Mối liên hệ giữa thuốc chữa axit dạ dày và bệnh thận mãn tính

Axit dạ dày là thuật ngữ mô tả một chất dịch tiêu hóa hình thành trong dạ dày, được tìm thấy ở dịch vị. Khi hoạt động không đúng cách, nó sẽ gây ra các vấn đề liên quan đến dạ dày và đường tiêu hóa.

Medical News Today cho biết, việc sử dụng thuốc chữa những bệnh về axit dạ dày có liên quan đến nguy cơ mắc bệnh thận mãn tính cao hơn so với việc không dùng chúng.

Điều này được lý giải cụ thể thế nào? Mời bạn tìm hiểu trong bài viết này.

Tìm hiểu về thuốc chữa bệnh axit dạ dày PPI

Thuốc trị trào ngược axit dạ dày

Thuốc chữa bệnh axit dạ dày có liên quan đến yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh thận mãn tính. Đây là phát hiện của một nghiên cứu mới do các nghiên cứu sinh trường Đại học Johns Hopkins thực hiện. Kết quả nghiên cứu được công bố trên tạp chí JAMA Internal Medicine.

Các nhà nghiên cứu cho rằng những người sử dụng thuốc ức chế bơm proton (PPI) có nguy cơ gặp phải các vấn đề liên quan đến thận. PPI là một loại thuốc phổ biến được sử dụng để làm giảm các triệu chứng trào ngược axit và trào ngược dạ dày. Việc sử dụng loại thuốc này để chữa bệnh axit dạ dày có thể dẫn đến tình trạng viêm mô kẽ thận.

PPI hoạt động bằng cách giảm lượng axit dạ dày được các tế bào trong niêm mạc dạ dày sinh ra. Chúng không giống thuốc kháng axit, hoạt động bằng cách trung hòa axit dư thừa rồi mới đi vào dạ dày.

Người dùng thuốc PPI có nguy cơ mắc bệnh thận mãn tính cao hơn

Trào ngược axit dạ dày

Vấn đề phổ biến nhất liên quan đến axit ở dạ dày là trào ngược axit và trào ngược dạ dày thực quản. Đây là những tình trạng xảy ra khi lượng axit từ thực phẩm không đi xuống dạ dày mà chảy ngược về phía thực quản.

Khi bạn gặp phải tình trạng này, có nhiều khả năng bác sĩ sẽ cho bạn dùng thuốc giảm axit dạ dày, trong đó có thuốc ức chế bơm proton (PPI).

Một nghiên cứu được thưc hiện ở 248.751 người (chia làm 2 nhóm) để theo dõi mối liên quan giữa thuốc điều trị axit dạ dày và bệnh thận mãn tính. Một nhóm là người dùng PPI ngay từ khi bắt đầu điều trị bệnh liên quan đến axit trong dạ dày. Nhóm còn lại dùng các hình thức điều trị khác. Cả hai nhóm này được theo dõi trong 6 năm.

Kết quả sau 6 năm theo dõi cho thấy, những người dùng PPI ở nhóm thứ nhất có những biểu hiện phát triển bệnh thận mãn tính. Trong khi đó, nhóm không sử dụng PPI không có những biểu hiện này.

Các tác giả nghiên cứu nhấn mạnh rằng nghiên cứu của họ chỉ tập trung vào việc quan sát mối liên hệ giữa thuốc PPI và bệnh thận mãn tính. Họ không cung cấp những bằng chứng về nguyên nhân PPI làm nảy sinh các vấn đề về thận.

Bên cạnh các vấn đề về thận, PPI còn có khả năng liên kết với những nguy cơ gây bệnh viêm phổi. Đây là kết luận của tạp chí Medical News Today sau một cuộc nghiên cứu được thực hiện năm 2010. Nghiên cứu này được thực hiện tại bệnh viện Đại học Quốc gia Seoul (Hàn Quốc) và cũng được công bố kết quả trên tạp chí Hiệp hội Y khoa Canada.

Mặc dù vậy, mọi trường hợp ngưng hoặc giảm liều dùng thuốc PPI đều phải tuân theo hướng dẫn cụ thể của bác sĩ đang điều trị cho bạn.

[embed-health-tool-bmr]

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Linking between stomach acid drug và chronic kidney disease

https://www.medicalnewstoday.com/articles/304994

Ngày truy cập: 20-3-2020

Nervous stomach

https://www.medicalnewstoday.com/articles/321611

Ngày truy cập: 20-3-2020

Irritable bowel syndrome

https://adaa.org/understanding-anxiety/related-illnesses/irritable-bowel-syndrome-ibs

Ngày truy cập: 20-3-2020

Phiên bản hiện tại

20/05/2022

Tác giả: Đài Trương

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh

Cập nhật bởi: Dung Nguyễn


Bài viết liên quan

Đau dạ dày vào buổi sáng: 14 nguyên nhân có thể xảy ra

Dấu hiệu bệnh thận giai đoạn cuối và những cách để kéo dài cuộc sống


Tham vấn y khoa:

Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh

Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh


Tác giả: Đài Trương · Ngày cập nhật: 20/05/2022

ad iconQuảng cáo

Bài viết này có hữu ích với bạn?

ad iconQuảng cáo
ad iconQuảng cáo