- Sỏi túi mật: Sỏi kích thước quá lớn làm ứ tắc mật, thường xuyên gây viêm túi mật và viêm đường mật hoặc sỏi quá nhiều chiếm tới 2/3 túi mật.
- Biến chứng sỏi mật: Viêm túi mật cấp hoặc mạn tính tái phát nhiều lần (đau hạ sườn phải, sốt, nôn ói…), viêm đường mật, viêm tụy, viêm đường mật…
- Túi mật mất chức năng: Teo, vôi hóa túi mật, thành túi mật dày, mất khả năng co bóp hoặc những trường hợp mắc polyp túi mật trên 10mm được chẩn đoán nghi ngờ tiến triển thành ung thư cũng sẽ được chỉ định phẫu thuật sớm.
Đối với trường hợp sỏi đường mật như sỏi ống mật chủ, người bệnh còn một phương pháp khác là nội soi ngược dòng lấy sỏi (ERCP). Đây là phương pháp điều trị ít xâm lấn, đồng thời cũng là phương pháp được sử dụng để chẩn đoán các bệnh lý đường mật khác.
Trường hợp sỏi đường mật trong gan thì phức tạp hơn nên ngoài mổ lấy sỏi, bạn còn cần áp dụng phối hợp nhiều phương pháp như tán sỏi nội soi, thậm chí cắt một phần thùy gan nếu sỏi quá nhiều.
Một số rủi ro khi mổ sỏi mật
Mổ sỏi mật hiện là một trong những phẫu thuật ngoại khoa đường tiêu hóa phổ biến và được xem là khá an toàn. Dù vậy, phương pháp này cũng tiềm ẩn những rủi ro nhất định và người bệnh cần hiểu rõ để chuẩn bị sẵn sàng cho ca mổ. Một số rủi ro bạn có thể gặp bao gồm:
- Đau đớn và mệt mỏi. Bạn có thể nghỉ ngơi nhiều hơn để bớt mệt sau khi phẫu thuật.
- Buồn nôn, nôn ói do ảnh hưởng từ thuốc gây mê, gây tê. Để tránh trường hợp này, bạn có thể dùng thuốc chống nôn trước khi mổ và uống nhiều nước sau mổ để nhanh chóng đào thải lượng thuốc tồn dư khỏi cơ thể.
- Biến chứng tổn thương ống mật hoặc sót sỏi. Bạn có thể chọn bác sĩ tay nghề cao phẫu thuật cho mình để hạn chế phần nào những biến chứng này.
Đặc biệt, sau phẫu thuật, một số bệnh nhân vẫn gặp phải tình trạng đau bụng, đầy trướng, chậm tiêu hoặc tiêu chảy kéo dài được gọi là “hội chứng sau cắt túi mật”. Điều này gây ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống, sinh hoạt của người bệnh.
Bệnh sỏi mật có chữa khỏi được không khi đã phẫu thuật?
Phẫu thuật sỏi mật không có nghĩa là chữa khỏi bệnh hoàn toàn bởi sỏi mật là bệnh mạn tính, sinh ra từ những rối loạn chuyển hóa trong cơ thể. Vì thế, sỏi vẫn có nguy cơ tái phát, đặc biệt là ở người có cơ địa dễ tạo sỏi như béo phì, mỡ máu cao, tiểu đường, chế độ ăn nhiều cholesterol, chất béo hay nhiễm khuẩn đường mật…
Điều trị sỏi mật đúng cách không đơn giản chỉ là phẫu thuật là xong mà còn cần những giải pháp để phòng tái phát sỏi sau mổ.