backup og meta

Cổ trướng

Cổ trướng

Tìm hiểu chung

Cổ trướng là gì?

Cổ trướng là dịch ổ bụng (thường là huyết thanh, chất lỏng màu vàng và trong suốt) tích tụ trong khoang bụng (phúc mạc). Khoang bụng nằm dưới khoang ngực, phân cách với khoang ngực bằng màng ngăn. Dịch ổ bụng có thể có nhiều nguồn từ bệnh gan, ung thư, suy tim sung huyết hoặc suy thận.

Triệu chứng

Những dấu hiệu và triệu chứng cổ trướng là gì?

Các triệu chứng cổ trướng có thể xuất hiện chậm hoặc đột ngột, tùy thuộc vào nguyên nhân tích tụ dịch ổ bụng.

Các triệu chứng không phải lúc nào cũng là cảnh báo khẩn cấp, nhưng bạn nên nói chuyện với bác sĩ nếu có các vấn đề như sau:

  • Trọng lượng đột ngột tăng
  • Bụng phình to (sưng)
  • Khó thở khi nằm xuống
  • Giảm cảm giác ngon miệng
  • Đau bụng
  • Đầy hơi
  • Buồn nôn và ói mửa
  • Ợ nóng

Hãy ghi nhớ rằng các triệu chứng của cổ trướng có thể do các tình trạng khác gây ra.

Bạn có thể gặp các triệu chứng khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.

Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?

Nếu bạn có bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng nêu trên hoặc có bất kỳ câu hỏi nào, xin vui lòng tham khảo ý kiến bác sĩ. Cơ địa mỗi người là khác nhau, vì vậy hãy hỏi ý kiến bác sĩ để lựa chọn được phương án thích hợp nhất.

Nguyên nhân

Nguyên nhân nào gây ra cổ trướng?

Cổ trướng thường gây ra bởi quá trình sẹo hóa gan. Vấn đề này làm tăng áp lực bên trong các mạch máu của gan. Áp lực gia tăng có thể đẩy dịch vào trong ổ bụng, gây ra cổ trướng.

Tổn thương gan là yếu tố nguy cơ lớn nhất gây cổ trướng. Một số nguyên nhân gây tổn thương gan bao gồm:

  • Xơ gan
  • Viêm gan B hoặc C
  • Tiền sử sử dụng rượu

Nguy cơ mắc phải

Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ bị cổ trướng?

Có nhiều yếu tố nguy cơ mắc cổ trướng như:

Chẩn đoán và điều trị

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.

Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán cổ trướng?

Chẩn đoán cổ trướng có nhiều bước. Bác sĩ trước tiên sẽ kiểm tra tình trạng sưng ở bụng. Sau đó, họ có thể sẽ sử dụng chẩn đoán hình ảnh hoặc một số phương pháp xét nghiệm khác để tìm dịch, bao gồm:

  • Siêu âm
  • Chụp CT
  • Chụp MRI
  • Xét nghiệm máu
  • Nội soi
  • Chụp mạch đồ

Những phương pháp nào dùng để điều trị cổ trướng?

Điều trị cổ trướng phụ thuộc vào nguyên nhân gây ra tình trạng này.

Thuốc lợi tiểu

Thuốc lợi tiểu thường được sử dụng để điều trị tình trạng này. Chúng làm tăng thải lượng muối và nước ra khỏi cơ thể để giảm áp lực trong các tĩnh mạch xung quanh gan.

Trong khi bạn đang dùng thuốc lợi tiểu, bác sĩ có thể cần theo dõi các chất hóa học trong máu. Bạn có thể phải giảm lượng rượu và muối ăn vào.

Chọc hút dịch

Thủ thuật này sử dụng một cây kim mỏng, dài để loại bỏ chất lỏng dư thừa. Kim chọc qua da vào trong ổ bụng. Do nguy cơ nhiễm trùng, những người thực hiện chọc hút dịch có thể được kê toa thuốc kháng sinh.

Cách điều trị này được sử dụng phổ biến nhất với cổ trướng nặng hoặc tái phát. Thuốc lợi tiểu không có tác dụng nhiều trong những trường hợp muộn như vậy.

Phẫu thuật

Trong những trường hợp nặng, một ống nối gọi là shunt được đặt lâu dài trong cơ thể. Nó sẽ điều tiết lưu lượng máu xung quanh gan.

Bác sĩ có thể đề nghị ghép gan nếu cổ trướng không đáp ứng với điều trị. Điều này thường được sử dụng cho bệnh gan giai đoạn cuối.

Chế độ sinh hoạt phù hợp

Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn quản lý cổ trướng?

Cổ trướng không thể phòng ngừa được. Tuy nhiên, bạn có thể giảm nguy cơ bằng cách bảo vệ gan với những thói quen lành mạnh:

  • Uống rượu chừng mực. Điều này có thể giúp ngăn ngừa xơ gan (sẹo hóa gan).
  • Tiêm chủng ngừa viêm gan B.
  • Quan hệ tình dục an toàn. Viêm gan có thể lây lan qua đường tình dục.
  • Tránh tiêm chích thuốc. Viêm gan có thể lây truyền qua sử dụng kim tiêm chung.
  • Hãy nhận biết các tác dụng phụ tiềm ẩn của thuốc. Nếu tổn thương gan là nguy cơ mắc bệnh, hãy nói chuyện với bác sĩ về việc cân nhắc kiểm tra chức năng gan.

Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.

Hello Health Group không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.

[embed-health-tool-bmr]

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Ascites. https://www.medicinenet.com/ascites/article.htm. Ngày truy cập 30/10/2017

Ascites. https://www.healthline.com/symptom/ascites. Ngày truy cập 30/10/2017

Ascites. https://www.emedicinehealth.com/ascites/article_em.htm. Ngày truy cập 30/10/2017

Phiên bản hiện tại

11/05/2020

Tác giả: Bác sĩ Đinh Thị Mai Hồng

Cập nhật bởi: Hoàng Diệu Thu


Bài viết liên quan

Chăm sóc bệnh nhân xơ gan giai đoạn cuối cần lưu ý gì?

Các tác dụng phụ của thuốc NSAIDs trên đường tiêu hoá trong điều trị viêm khớp


Tác giả:

Bác sĩ Đinh Thị Mai Hồng

Đa khoa · Bệnh viện Đại học Y dược Hà Nội


Ngày cập nhật: 11/05/2020

ad iconQuảng cáo

Bài viết này có hữu ích với bạn?

ad iconQuảng cáo
ad iconQuảng cáo