Bệnh trĩ hiện nay là một căn bệnh khá phổ biến, thường xảy ra ở nhiều đối tượng trong nhiều độ tuổi khác nhau. Thế nhưng, bạn đã biết các cách chữa bệnh trĩ hiệu quả cho từng giai đoạn bệnh hay chưa?
Bạn có chắc chắn muốn đăng xuất?
Bệnh trĩ hiện nay là một căn bệnh khá phổ biến, thường xảy ra ở nhiều đối tượng trong nhiều độ tuổi khác nhau. Thế nhưng, bạn đã biết các cách chữa bệnh trĩ hiệu quả cho từng giai đoạn bệnh hay chưa?
Bệnh trĩ là tình trạng các tĩnh mạch ở xung quanh hậu môn hoặc ở phần trực tràng dưới (đoạn cuối cùng của ruột già đến hậu môn) của cơ thể bị sưng và kích thích.
Nguyên nhân dẫn đến bệnh trĩ thường là do táo bón, ngồi nhiều trong thời gian dài hay là triệu chứng thứ phát của các bệnh lý rối loạn khác như táo bón mạn tính, béo phì và cuộc sống có nhiều căng thẳng cao độ.
Để hiểu rõ thêm về bệnh trĩ, bạn có thể tham khảo bài viết sau: “Những điều bạn cần biết về bệnh trĩ“.
Bệnh trĩ được xem như là một căn bệnh “khó nói” và gây ra khá nhiều phiền toái cũng như khiến khổ chủ mất tự tin trong cuộc sống. Khi bệnh tiến triển đến mức độ nặng mà không được điều trị kịp thời có thể gây ra các hậu quả khôn lường, ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày cũng như công việc. Có vài nguyên tắc cơ bản khi điều trị bệnh trĩ mà bạn cần biết:
Các cách điều trị nội khoa thường áp dụng cho người bệnh trĩ nội ở độ I và II, hầu hết là thực hiện những biện pháp tại nhà và dùng thuốc để giảm bớt các triệu chứng ngứa, rát hay đi ngoài ra máu.
Bạn nên tuân theo một chế độ ăn có nhiều thực phẩm giàu chất xơ và thực phẩm chưa qua chế biến sẵn, chủ yếu là rau, trái cây, các loại hạt và ngũ cốc để tránh táo bón, giảm bớt áp lực lên trên trực tràng – hậu môn.
Nếu bạn không thể nhận được đủ chất xơ từ thực phẩm, bác sĩ sẽ khuyến khích bạn sử dụng một vài sản phẩm giúp bổ sung thêm hoặc để làm mềm phân. Lưu ý là bạn không nên dùng thuốc nhuận tràng vì chúng có thể gây tiêu chảy và kích thích lên bệnh trĩ, đồng thời dễ khiến bạn lệ thuộc vào thuốc.
Mời bạn tham khảo thêm bài viết “Cẩn thận khi dùng thuốc nhuận tràng điều trị táo bón“.
Ngoài ra, bạn cần bổ sung đủ nước cho cơ thể, hãy uống ít nhất là khoảng 1,5–2l nước mỗi ngày. Nếu bạn là người hay hoạt động hoặc sinh sống tại vùng có khí hậu nóng bức, hãy uống nhiều hơn khi có thể.
Bạn có thể dùng một vài loại kem bôi ngoài da không kê đơn dành cho bệnh trĩ có chứa hydrocortison hoặc dùng các miếng dán có chất gây tê hay tẩm nước hạt phỉ (witch hazel) để giảm kích thích, ngứa rát hậu môn.
Lưu ý, đừng sử dụng các kem bôi không kê đơn có chứa steroid (corticoid) trong hơn một tuần trừ khi có chỉ định từ bác sĩ vì chúng có thể khiến teo da tại chỗ bôi.
Ngồi và ngâm vùng hậu môn trong chậu nước ấm trong khoảng 10–15 phút, từ 2–3 lần mỗi ngày có thể giúp giảm sưng và kích ứng do bệnh trĩ. Bạn có thể pha thêm vào nước một vài thành phần khác để giảm bớt triệu chứng bệnh trĩ như muối Epsom hoặc giấm táo.
Không nên ngâm trực tiếp hậu môn vào dung dịch giấm táo vì có thể khiến kích thích da xung quanh búi trĩ gây sưng và đau hơn.
Bạn có thể sử dụng các loại thuốc giảm đau không kê đơn như paracetamol, aspirin, ibuprofen… để giảm bớt sự khó chịu do bệnh trĩ gây ra. Ngoài ra, bác sĩ cũng sẽ kê cho bạn vài loại thuốc điều trị thích hợp với tình trạng bệnh.
Khi bệnh trĩ phát triển đến mức độ nặng hơn hay có cục máu đông (huyết khối) hình thành bên trong tĩnh mạch của búi trĩ, bác sĩ sẽ đề nghị tiến hành những thủ thuật đơn giản hoặc phẫu thuật loại bỏ búi trĩ để giúp giảm đau nhanh chóng.
Khi bạn bị chảy máu kéo dài hoặc cảm thấy vô cùng đau đớn, khó chịu do bệnh trĩ, bác sĩ sẽ khuyến khích bạn thực hiện một trong những thủ thuật xâm lấn tối thiểu. Những thủ thuật này thường khá đơn giản và có thể được tiến hành tại phòng khám ngoại trú, cũng như không cần gây tê toàn thân.
Tỷ lệ người mắc bệnh trĩ cần phải phẫu thuật thường không cao. Tuy nhiên, nếu các cách chữa bệnh trị khác không hiệu quả và tình hình búi trĩ ngày càng xấu đi thì bác sĩ sẽ giới thiệu một vài phương pháp phẫu thuật sau đây.
Khi phát hiện có những dấu hiệu bệnh trĩ, bạn nên đến gặp bác sĩ chuyên khoa hậu môn trực tràng để được thăm khám sớm và tư vấn kịp thời cũng như loại bỏ trường hợp ung thư. Tùy vào mức độ thương tổn, bác sĩ sẽ tư vấn cho bạn cách chữa bệnh phù hợp và hiệu quả nhất. Bên cạnh đó, bạn vẫn phải thực hiện những phương pháp phòng ngừa bệnh tiến triển nặng hơn như thay đổi lối sống, chế độ ăn và thử những cách điều trị bệnh trĩ tại nhà khác.
Những biến chứng cấp tính có thể xuất hiện ở người bệnh trĩ là đau, nhiễm trùng, chảy máu và bí tiểu. Nếu bạn càng chần chừ, không can thiệp, điều trị thì tình trạng bệnh càng ngày càng khó kiểm soát hơn, dẫn đến kết quả không đáng có. Đồng thời, bạn cũng đừng cảm thấy ngại ngùng hay xấu hổ khi đi khám, vì nhân viên y tế luôn tôn trọng và đảm bảo tính bảo mật cho bệnh án của mọi người.
Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.
Hemorrhoids. https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/hemorrhoids/diagnosis-treatment/drc-20360280. Ngày truy cập 16/7/2019.
How long do hemorrhoids last? What to know. https://www.medicalnewstoday.com/articles/322976.php. Ngày truy cập 16/7/2019.
What Are the Different Types of Hemorrhoids? https://www.healthline.com/health/types-of-hemorrhoids. Ngày truy cập 16/7/2019.
Bình luận
Bình luận ngay
Đóng góp ý kiến của bạn cho Hello Bacsi
Đăng ký hoặc Đăng nhập để bình luận ngay!