Viêm gan C có lây qua đường hô hấp không?

Mặc dù câu trả lời cho vấn đề “Viêm gan C có lây không?” là “Có”, nhưng thực chất, viêm gan C không lây qua đường hô hấp. Điều này có nghĩa là virus viêm gan C không có khả năng truyền nhiễm qua giọt bắn khi người bệnh nói chuyện, bắt tay, ôm, hắt hơi, ho… Vì vậy, nếu xung quanh bạn có ai nhiễm virus viêm gan C, bạn đừng quá lo lắng nhé vì bệnh không lây qua đường hô hấp.
>>> Bạn có thể xem thêm: Chế độ ăn uống phù hợp cho người mắc bệnh viêm gan C
Viêm gan C có lây qua đường nước bọt hay đường ăn uống không?
Nếu bạn đang đi tìm câu trả lời cho thắc mắc “Viêm gan C có lây qua đường nước bọt không?” hay “Viêm gan C có lây qua đường ăn uống không?”, thì câu trả lời sẽ có ngay sau đây.
Hiện nay, không có bằng chứng cho thấy virus viêm gan C có thể lây truyền qua tiếp xúc thông thường như ôm hôn, ăn uống, dùng chung chén dĩa, ly tách, khăn… Do đó, nếu sống chung hoặc sống gần với người bị viêm gan C, bạn không nên nảy sinh tâm lý lo lắng hay kỳ thị quá nhé.
Lưu ý:
Bạn cần phải cẩn thận khi tiếp xúc thân mật với người bị viêm gan C. Vì mặc dù viêm gan C không lây qua nước bọt, nhưng chẳng hạn nếu bạn hôn một người bị viêm gan C, mà người đó có vết loét miệng chảy máu, thì bạn vẫn có nguy cơ bị lây nhiễm virus viêm gan C.
Con đường lây nhiễm của bệnh viêm gan C
Chắc hẳn là bạn không còn thắc mắc “Viêm gan C có lây không?”. Vậy, viêm gan C lây truyền theo đường nào? Theo các chuyên gia sức khỏe, bệnh viêm gan C lây truyền theo 3 con đường:
1. Viêm gan C lây truyền qua đường máu

Trong 3 con đường lây truyền bệnh, nguy cơ lây truyền virus viêm gan C theo đường máu chiếm tỷ lệ cao nhất. Có rất nhiều trường hợp khác nhau khiến một người bị nhiễm virus viêm gan C qua đường máu, chẳng hạn như:
- Nhận máu hoặc chế phẩm máu nhiễm virus viêm gan C.
- Dùng chung kim tiêm với người bệnh viêm gan C.
- Tái sử dụng hoặc không khử trùng kỹ lưỡng các thiết bị y tế đã từng sử dụng cho người bị viêm gan C.
- Nhân viên y tế tiếp xúc với bệnh phẩm có chứa virus viêm gan C mà không tuân theo các bước thích hợp cần thiết để ngăn ngừa sự lây lan của các bệnh lây nhiễm qua đường máu.
- Châm cứu, bấm lỗ tai, xăm mình mà các dụng cụ sử dụng không hoàn toàn vô trùng, bị nhiễm virus viêm gan C.
- Dùng chung vật dụng cá nhân với bệnh nhân viêm gan C, chẳng hạn như máy đo đường huyết, dao cạo râu, bấm móng tay, bàn chải đánh răng và các vật dụng khác đã tiếp xúc với máu của người bệnh, ngay cả khi vết máu quá nhỏ để có thể phát hiện.
- Cấy ghép nội tạng, mặc dù hiện tại nguy cơ nhiễm virus viêm gan C do truyền máu và cấy ghép nội tạng là cực kỳ thấp nhờ vào các bước sàng lọc ban đầu kỹ càng.
Đặt câu hỏi cho bác sĩ
Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để tạo câu hỏi
Chia sẻ với bác sĩ các thắc mắc của bạn để được giải đáp miễn phí.
Đăng ký hoặc Đăng nhập để đặt câu hỏi cho bác sĩ!