backup og meta

7 cách giúp tự kiểm soát hội chứng ruột kích thích bạn đã biết chưa?

7 cách giúp tự kiểm soát hội chứng ruột kích thích bạn đã biết chưa?

Hội chứng ruột kích thích (irritable bowel syndrome – IBS) là tình trạng rối loạn chức năng ở ruột với các triệu chứng như đau bụng, đầy hơi, tiêu chảy hoặc táo bón. Bệnh không nghiêm trọng nhưng lại gây ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống, sinh hoạt hàng ngày. Vậy cách chữa hội chứng ruột kích thích như thế nào là hiệu quả?

Đối với hội chứng này, bạn có thể phải sống chung cả đời vì chưa có phương pháp chữa khỏi hoàn toàn. Hơn nữa, việc điều trị hội chứng ruột kích thích nhờ giải phẫu hoặc uống thuốc cũng không có hiệu quả hoàn toàn. Thay vào đó, bạn nên lựa chọn cách tiếp cận bệnh đúng đắn và kết hợp 7 giải pháp kiểm soát hội chứng ruột kích thích mà Hello Bacsi chia sẻ để cải thiện các triệu chứng của bệnh dễ dàng hơn.

1. Đừng lo lắng thái quá về vấn đề mà mình đang gặp phải

Các triệu chứng của hội chứng ruột kích thích thường khiến bạn khó chịu. Đặc biệt là ở nơi công cộng như trường học, nơi làm việc, nơi đông người… bạn sẽ có tâm lý không thoải mái, e ngại nếu xuất hiện các triệu chứng của ruột kích thích như bị đau bụng hay cần đi vệ sinh đột xuất.

Trong trường hợp bạn cảm thấy căng thẳng và lúng túng, những cảm xúc này có thể sẽ gây bất lợi hoặc thậm chí là khiến các triệu chứng của ruột kích thích trở nên trầm trọng hơn. Vì vậy, nếu đang phải sống chung với bệnh, bạn nên dần học cách điều tiết cảm xúc và suy nghĩ của mình về các vấn đề tiêu hóa thường gặp phải.

Điều quan trọng nhất là bạn hãy ngừng suy nghĩ tiêu cực rằng mọi người sẽ đánh giá như thế nào về căn bệnh của mình. Bởi vì thực chất là họ vẫn đang bận rộn với cuộc sống riêng và rất hiếm khi nghĩ đến các vấn đề của bạn. Như vậy, chỉ cần bạn bỏ qua những lo lắng và giữ tinh thần thoải mái nhất thì hệ tiêu hóa và đường ruột sẽ được làm dịu hiệu quả hơn.

2. Cởi mở và chia sẻ nhiều hơn về hội chứng mình mà đang gặp phải

cách chữa hội chứng ruột kích thích

Chúng ta thường nghĩ về bệnh tiêu hóa như một điều gì đó không sạch sẽ nên rất ngại chia sẻ các vấn đề đang gặp phải. Tuy nhiên, nếu bạn đang tìm cách chữa hội chứng ruột kích thích, việc che giấu tình trạng của mình không phải là cách đúng đắn để kiểm soát các triệu chứng một cách hiệu quả.

Trên thực tế, có rất nhiều người mắc hội chứng ruột kích thích nhưng họ chưa nhận ra vấn đề này hoặc thường nhầm lẫn với các bệnh tiêu hóa khác. Do đó, nếu bạn cởi mở và chia sẻ với một người bạn thân thiết, rất có thể bạn sẽ nhận ra họ cũng đang gặp phải vấn đề giống như mình.

Điều này sẽ giúp mọi người giải tỏa tâm lý căng thẳng và hiểu hơn về hội chứng ruột kích thích cũng như cách kiểm soát các triệu chứng. Hơn nữa, khi có thêm ai đó đáng tin cậy biết về tình trạng tiêu hóa mà mình đang gặp phải, chắc chắn là bạn sẽ nhận được sự giúp đỡ khi cần.

3. Học cách sống chung với hội chứng ruột kích thích

Hội chứng ruột kích thích gây ra những triệu chứng khó chịu như đầy hơi, đau bụng, táo bón, tiêu chảy… Đối với mỗi bệnh nhân, các triệu chứng sẽ diễn ra khác nhau và đương nhiên, bạn không thể kiểm soát hoạt động của đường ruột theo ý muốn.

Điều này có thể rất đáng lo ngại vì bạn không biết lúc nào thì cơn đau bụng sẽ làm gián đoạn các hoạt động như học tập, làm việc, vui chơi, hẹn hò… Thế nhưng, lựa chọn duy nhất chính là học cách sống chung với bệnh. Bắt đầu từ việc giữ một tinh thần thoải mái và lên kế hoạch trước cho mọi hoạt động để giúp bản thân yên tâm hơn.

Giải pháp này không được xem là cách chữa hội chứng ruột kích thích về mặt y khoa. Thế nhưng, chỉ cần bạn học được cách sống chung với bệnh thì đây chính là cách kiểm soát hiệu quả và giúp bạn luôn sẵn sàng giải quyết mọi tình huống bất ngờ.

4. Thuốc không phải lúc nào cũng là cứu cánh duy nhất

cách chữa hội chứng ruột kích thích

Việc sử dụng thuốc đôi khi gây ra các tác dụng phụ hoặc đối với một số người mắc hội chứng ruột kích thích thì thuốc không đem lại hiệu quả như mong muốn. Thay vào đó, cách quản lý cảm xúc căng thẳng kết hợp với việc xác định loại thực phẩm nào không nên ăn và đảm bảo cân bằng hệ vi sinh đường ruột mới là chìa khóa ngăn ngừa các triệu chứng tái phát hiệu quả.

Ngoài ra, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ điều trị hoặc dược sĩ để được hướng dẫn sử dụng loại men vi sinh mang lại hiệu quả cao. Khi chọn men, bạn nên ưu tiên sản phẩm men vi sinh có thành phần Lactobacillus plantarum 299v (LP 299V) – một chủng lợi khuẩn đặc biệt, được chứng minh lâm sàng hiệu quả trong việc cải thiện các triệu chứng hội chứng ruột kích thích như:

  • Tăng cường sức khỏe đường ruột.
  • Bổ sung lợi khuẩn cho hệ tiêu hóa, hỗ trợ tiêu hóa tốt cho các trường hợp: đau bụng, chướng bụng, đầy bụng, rối loạn tiêu hóa, hội chứng ruột kích thích…
  • Cân bằng hệ vi sinh đường ruột, an toàn để sử dụng lâu dài.

5. Ghi chép lại tất cả những gì bạn ăn

Mặt tích cực của hội chứng ruột kích thích đó chính là giúp bạn hiểu hơn về hệ tiêu hóa của mình. Khi gặp một số triệu chứng khó chịu liên quan đến đường ruột, chắc hẳn phản ứng thông thường của bạn là cố nhớ lại xem mình đã ăn những gì. Việc xác định được “thủ phạm gây rối” và tránh ăn thực phẩm đó sẽ giúp đường ruột không bị kích thích nữa.

Trong trường hợp bạn hay quên thì nên chọn cách ghi lại những món đã ăn theo từng ngày hay từng bữa hoặc chụp lại ảnh các bữa ăn này. Đồng thời, hãy ghi chú lại cảm giác hoặc các triệu chứng bạn gặp phải vào cuối ngày hôm đó.

Sau một thời gian theo dõi bằng nhật ký hoặc hình ảnh, chắc chắn bạn sẽ dễ dàng xác định được thực phẩm nào mình nên ăn hay nên tránh. Có thể nói, đây là một trong những cách chữa hội chứng ruột kích thích lâu dài mà bất cứ bệnh nhân nào cũng nên áp dụng.

6. Học cách quản lý mức độ căng thẳng

cách chữa hội chứng ruột kích thích

Căng thẳng có lẽ là tình trạng rất khó để kiểm soát vì thường xuất hiện vào lúc bạn ít hoặc không mong đợi nhất. Đối với hội chứng ruột kích thích, cách bạn kiểm soát căng thẳng như thế nào cũng có ảnh hưởng đến tình trạng bệnh. Thế nhưng, bạn đừng quá lo lắng, việc nhận ra sự căng thẳng là một phần tự nhiên của cuộc sống và sẽ giúp bạn có động lực để xử lý mọi cảm xúc tiêu cực.

Bạn cũng có thể ứng dụng liệu pháp nhận thức – hành vi (Cognitive Behavioral Therapy – CBT) như một cách để quản lý mức độ căng thẳng của mình. Hãy lưu ý rằng không phải bạn đang phớt lờ những cảm xúc tiêu cực mà chỉ là đang lọc đi những điều không tốt cho sức khỏe đường ruột. Bằng cách này, bạn nên làm mọi điều thật bình tĩnh và không để những lo lắng đeo bám mỗi ngày.

7. Biết nên ăn những gì và cần tránh ăn gì

Mỗi bệnh nhân mắc hội chứng ruột kích thích đều gặp những vấn đề khác nhau. Vì vậy, không có lời khuyên chung rằng bị hội chứng ruột kích thích thì nên ăn gì hoặc không ăn gì. Thay vào đó, bạn nên có chế độ ăn phù hợp với tình trạng đường ruột bằng cách tự quan sát và ghi chép nhật ký ăn uống.

Bên cạnh việc xác định những món nên ăn và nên tránh, người mắc hội chứng ruột kích thích cũng nên ăn uống lành mạnh. Chẳng hạn như nên nấu ăn bằng nguyên liệu tươi sạch và lưu ý những điều sau đây:

  • Không bỏ bữa
  • Đừng ăn quá nhanh
  • Không ăn món nhiều dầu mỡ, gia vị hoặc thực phẩm chế biến sẵn
  • Không ăn quá nhiều trái cây mỗi ngày
  • Không uống nhiều hơn 3 tách trà hoặc cà phê mỗi ngày
  • Không uống nhiều rượu và đồ uống có ga.

Hội chứng ruột kích thích là vấn đề tiêu hóa cần được theo dõi và kiểm soát đúng cách để không gây ảnh hưởng đến cuộc sống. Hơn nữa, không có cách chữa hội chứng ruột kích thích nào được áp dụng chung cho tất cả bệnh nhân. Vì vậy, bạn nên bắt đầu từ việc kiểm soát sự căng thẳng, ghi chép nhật ký ăn uống và sử dụng đúng loại men vi sinh cân bằng đường ruột để kiểm soát các triệu chứng hiệu quả nhé.

[embed-health-tool-bmr]

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

1. What is IBS?  https://www.nhs.uk/conditions/irritable-bowel-syndrome-ibs/

Truy cập ngày 21/06/2021

2. IBS: Diet, lifestyle and medicines

https://www.nhs.uk/conditions/irritable-bowel-syndrome-ibs/diet-lifestyle-and-medicines/

Truy cập ngày 21/06/2021

3. Irritable Bowel Syndrome: Controlling Symptoms With Diet

https://www.uofmhealth.org/health-library/uf4696 Truy cập ngày 21/06/2021

4. Irritable bowel syndrome

https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/irritable-bowel-syndrome/diagnosis-treatment/drc-20360064 Truy cập ngày 21/06/2021

5. 8 Ways I Learned to Take Control of My IBS

https://www.healthline.com/health/irritable-bowel-syndrome/take-control-of-ibs

Truy cập ngày 21/06/2021

 

Phiên bản hiện tại

28/07/2021

Tác giả: Hoàng Oanh Nguyễn

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh

Cập nhật bởi: Lan Quan


Bài viết liên quan

Chăm sóc bệnh nhân xơ gan giai đoạn cuối cần lưu ý gì?

Các tác dụng phụ của thuốc NSAIDs trên đường tiêu hoá trong điều trị viêm khớp


Tham vấn y khoa:

Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh

Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh


Tác giả: Hoàng Oanh Nguyễn · Ngày cập nhật: 28/07/2021

ad iconQuảng cáo

Bài viết này có hữu ích với bạn?

ad iconQuảng cáo
ad iconQuảng cáo