Đôi khi, tình trạng phì đại tuyến tiền liệt nghiêm trọng có thể gây tắc nghẽn đường tiểu đến mức hoàn toàn không có nước tiểu ra khỏi bàng quang. Đây là biến chứng được xem là nguy hiểm, bởi vì nước tiểu bị mắc kẹt trong bàng quang có thể gây nhiễm khuẩn đường tiết niệu, làm hỏng thận và thậm chí có thể dẫn đến suy thận [2].
Ai có nguy cơ mắc bệnh phì đại tuyến tiền liệt?

Phì đại tuyến tiền liệt là vấn đề thường gặp ở nam giới trên 50 tuổi [6]. Các triệu chứng tăng sinh lành tính tuyến tiền liệt thường ít gặp những người dưới tuổi 40. Sự xuất hiện các triệu chứng sẽ tăng lên theo tuổi, cụ thể ảnh hưởng đến khoảng 50% nam giới trong độ tuổi từ 51 đến 60 và lên đến 90% nam giới ở độ tuổi trên 80 [1]. Bên cạnh đó, khả năng mắc phì đại tuyến tiền liệt cũng sẽ cao hơn ở những đối tượng có một số yếu tố nguy cơ dưới đây [6]:
- Tiền sử gia đình có người bị bệnh phì đại tuyến tiền liệt
- Béo phì, mắc bệnh tim, bệnh liên quan đến tuần hoàn hoặc đái tháo đường tuýp 2
- Không thường xuyên luyện tập thể dục
- Rối loạn cương dương.
Phì đại tuyến tiền liệt: Khi nào cần đi khám?

Dù không phải là bệnh lý nguy hiểm, có thể đe dọa đến tính mạng nhưng phì đại tuyến tiền liệt vẫn có thể gây nhiều ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt hàng ngày và làm giảm chất lượng sống của bệnh nhân bao gồm cả đời sống tình dục [5]. Ngoài ra, nếu kéo dài hoặc trì hoãn điều trị, các triệu chứng có thể trở nên nặng hơn và dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng như bí tiểu, nhiễm khuẩn đường tiết niệu… Do đó, khi nhận thấy bất kỳ biểu hiện nào của phì đại tuyến tiền liệt như [6]:
Đặt câu hỏi cho bác sĩ
Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để tạo câu hỏi
Chia sẻ với bác sĩ các thắc mắc của bạn để được giải đáp miễn phí.
Đăng ký hoặc Đăng nhập để đặt câu hỏi cho bác sĩ!