Chuyên mục
Công cụ
Hỏi bác sĩ
Lưu

Bỏ túi ngay 8 bài thuốc dùng kim tiền thảo trị sỏi thận

Tham vấn y khoa: Bác sĩ CKI Võ Thị Nhung · Y học cổ truyền · Quân Y Viện 7A


Tác giả: Vương Nguyễn · Ngày cập nhật: 15/11/2021

    Bỏ túi ngay 8 bài thuốc dùng kim tiền thảo trị sỏi thận
    Quảng cáo

    Kim tiền thảo trị sỏi thận là bài thuốc dân gian được áp dụng phổ biến từ xưa đến nay với ưu điểm là hiệu quả và độ lành tính cao. Tuy nhiên, việc chữa sỏi thận bằng Đông Y như kim tiền thảo có thể gây nên một số tác dụng phụ nguy hiểm nếu lạm dụng hoặc dùng sai cách.

    Vậy chữa sỏi thận bằng kim tiền thảo có hiệu quả tới đâu và thực hiện như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây nhé!

    Kim tiền thảo trị sỏi thận – Tác dụng như thế nào?

    Kim tiền thảo có tên khoa học là Desmodium styracifolium. Kim tiền thảo còn có nhiều tên gọi dân gian khác như vảy rồng, đồng tiền lông, mắt rồng, mắt trâu. Bộ phận trên mặt đất đều được dùng làm thuốc.

    Theo Y học cổ truyền, kim tiền thảo là dược liệu có vị ngọt, tính mát, quy vào các kinh can, thận, bàng quang, có tác dụng thanh nhiệt, trừ thấp, lợi tiểu và thông lâm. Vì thế nên từ lâu, nhiều thầy thuốc đã dùng kim tiền thảo trị sỏi thận, sỏi bàng quang, sỏi niệu quản, sỏi mật và một số bệnh đường tiết niệu khác như viêm bàng quang cấp, viêm niệu đạo, viêm thận cấp, tiểu rắt, tiểu buốt, tiểu ra máu,…

    Theo y học hiện đại, kim tiền thảo trị sỏi thận theo các cơ chế sau:

    • Lợi tiểu, pha loãng dòng nước tiểu:

    Cây thuốc nam Kim tiền thảo giúp lợi tiểu, tăng thể tích nước tiểu, làm ức chế sự gia tăng kích thước của viên sỏi, đồng thời bào mòn sỏi theo cơ chế “nước chảy đá mòn”. Một lợi điểm nổi bật của kim tiền thảo là lành tính, ít tác dụng phụ, giá thành phù hợp nên có thể sử dụng điều trị trong thời gian dài.

    • Giảm đào thải canxi niệu:

    Sỏi thận có nhiều loại khác nhau, tuy nhiên đa số sỏi thận có thành phần là canxi oxalat. Thông qua các nghiên cứu, người ta thấy rằng kim tiền thảo làm giảm nồng độ canxi trong nước tiểu. Điều này giúp canxi được đào thải ra bên ngoài dễ dàng mà không thể lắng đọng tạo thành tinh thể vì chưa đạt đến nồng độ bão hòa. Bên cạnh đó, các nghiên cứu còn chỉ ra rằng, kim tiền thảo còn giúp tăng bài tiết citrat niệu, một chất được chứng minh là giúp tăng đào thải oxalat từ đó giảm hình hình thành canxi oxalat, nghĩa là giảm hình thành sỏi thận.

    • Tạo thuận lợi cho việc bài sỏi ra ngoài bằng cách kháng viêm, kháng khuẩn:

    Ngoài tác dụng lợi tiểu, và ngăn chặn sự lắng đọng tinh thể, kim tiền thảo còn tác động gián tiếp đến sỏi thông qua nhiều cơ chế sinh học khác nhau. Nhờ tác dụng kháng viêm, kháng khuẩn mà kim tiền thảo làm giảm sự phù nề của niệu quản, tạo điều kiện thuận lợi cho sỏi di chuyển xuống niệu quản và bị đẩy ra ngoài.

    Các thầy thuốc còn sử dụng kim tiền thảo để chữa một số bệnh khác như nhiệt miệng, viêm gan vàng da, viêm túi mật, các bệnh tim mạch – mạch máu não,…

    Có nên dùng kim tiền thảo trị sỏi thận không?

    8 bài thuốc dùng kim tiền thảo chữa sỏi thận và bệnh đường tiết niệu

    Hello Bacsi đã tổng hợp một số bài thuốc trị sỏi thận và một số bệnh đường tiết niệu có thành phần kim tiền thảo để chia sẻ đến bạn đọc trong nội dung dưới đây!

    Bài thuốc 1:

    Chuẩn bị:

    • Kim tiền thảo 30g
    • Hạt mã đề (hoặc cây mã đề), dừa nước và kim ngân hoa, mỗi thứ 15g

    Thực hiện: sắc lấy nước uống trong ngày.

    Công dụng: tác dụng hữu hiệu trong chữa sỏi thận, sỏi trong hệ thống tiết niệu và viêm đường tiết niệu.

    Bài thuốc 2:

    Chuẩn bị:

    • Kim tiền thảo 30g
    • Xa tiền tử, tỳ giải và hoạt thạch, mỗi thứ 20g
    • Sinh địa, đan sâm và tục đoạn, mỗi thứ 9g

    Thực hiện: sắc lấy nước uống trong ngày.

    Công dụng: chữa sỏi đường tiết niệu, tiểu ít, tiểu buốt, tiểu dắt và tiểu ra máu.

    Bài thuốc 3:

    Chuẩn bị:

    • Kim tiền thảo và hoạt thạch mỗi thứ 20g
    • Cối xay, mã đề, sinh địa và hạt chuối rừng, mỗi thứ 15g
    • Trạch tả 12g
    • Tỳ giải, đương quy, thạch vỹ, hải kim sa, bạch thược, xuyên khung, ngưu tất và diệp hạ châu, mỗi thứ 10g
    • Cam thảo 5g

    Thực hiện: sắc lấy nước uống trong ngày.

    Công dụng: chữa sỏi ở đài bể thận

    Bài thuốc 4:

    Chuẩn bị:

    • Kim tiền thảo 25g
    • Râu mèo, đông quỳ tử (quả cây cối xay), xuyên phá thạch (rễ cây mỏ quạ Cudrania tricuspidata) và hoạt thạch, mỗi thứ 15g
    • Ngưu tất 12g

    Thực hiện: sắc lấy nước uống trong ngày.

    Công dụng: trị sỏi đường tiết niệu

    Bài thuốc 5:

    Chuẩn bị:

    • Kim tiền thảo 40g
    • Xa tiền thảo, tỳ giải, mỗi thứ 20g
    • Trạch tà, uất kim và ngưu tất, mỗi thứ 12g
    • Nội kim kê 8g

    Thực hiện: sắc lấy nước uống trong ngày.

    Công dụng: trị tiểu buốt, tiểu đục và sỏi đường tiết niệu

    Bài thuốc kim tiền thảo trị sỏi thận

    Lưu ý khi dùng kim tiền thảo trị sỏi thận

    Dùng kim tiền thảo trị sỏi thận tuy đơn giản, dễ thực hiện tại nhà nhưng nếu lạm dụng nhiều có thể bị nhiễm độc dị ứng, đau bụng, chướng bụng và làm mất tác dụng của dược liệu.

    Vì vậy, hãy luôn thận trọng sử dụng kim tiền thảo đúng liều thường dùng là 20 – 40g mỗi ngày. Nếu có cơ địa dị ứng, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi dùng.

    Khi gặp bất kỳ dấu hiệu khác thường nào nghi ngờ do tác dụng phụ của dược liệu, cần dừng ngay lại; đến bệnh viện kiểm tra nếu nghiêm trọng.

    Ngoài ra, những người cơ địa hư hàn hay đầy chướng bụng, đi ngoài sống phân cần thận trọng khi dùng Kim tiền thảo. Lưu ý không dùng dược liệu này cho phụ nữ mang thai, đang cho con bú hoặc trẻ em dưới bất kỳ hình thức nào!

    Hiệu quả của các bài thuốc kể trên có thể khác nhau giữa mỗi người. Bạn nên kiên trì để có kết quả tốt nhất.

    Trên đây là một số thông tin xung quanh các bài thuốc kim tiền thảo trị sỏi thận. Nhìn chung hiệu quả bài sỏi của dược liệu này là có, đã được nhiều nghiên cứu khoa học hiện đại và kinh nghiệm dân gian chứng minh. Tuy nhiên, việc sử dụng cần thận trọng, theo dõi phản ứng của cơ thể nhằm xử lý sớm phản ứng không mong muốn nếu có.

    Miễn trừ trách nhiệm

    Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

    Tham vấn y khoa:

    Bác sĩ CKI Võ Thị Nhung

    Y học cổ truyền · Quân Y Viện 7A


    Tác giả: Vương Nguyễn · Ngày cập nhật: 15/11/2021

    Quảng cáo

    Bài viết này có hữu ích với bạn?

    Quảng cáo
    Quảng cáo
    Quảng cáo