backup og meta

Viêm đường tiết niệu có tự khỏi không? Bao lâu thì khỏi?

Viêm đường tiết niệu có tự khỏi không? Bao lâu thì khỏi?

Viêm đường tiết niệu là bệnh lý khá phổ biến, chỉ sự nhiễm trùng ở bất kỳ bộ phận nào trên đường tiết niệu (thận, niệu quản, bàng quang và niệu đạo). Ở lần đầu tiên bị làm phiền bởi các triệu chứng khó chịu của viêm đường tiết niệu, nhiều bệnh nhân đã thắc mắc rằng viêm đường tiết niệu có tự khỏi không, bao lâu thì khỏi? 

Viêm đường tiết niệu không phải là một bệnh lý quá nguy hiểm. Tuy nhiên, nếu không được phát hiện và kiểm soát kịp thời, có thể dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng như: 

  • Nhiễm trùng đường tiểu tái phát thường xuyên – phổ biến nhất là ở nữ giới. 
  • Tổn thương thận vĩnh viễn do nhiễm trùng thận cấp và mãn tính. 
  • Nhiễm trùng huyết – một biến chứng có thể đe dọa tính mạng người bệnh. 
  • Chít hẹp niệu đạo ở nam giới do viêm niệu đạo tái phát. 
  • Tăng nguy cơ sinh non hay con nhẹ cân nếu đang mang thai. 

Cùng Hello Bacsi tìm hiểu xem viêm đường tiết niệu có tự khỏi không, bạn nên làm gì khi bị bệnh này nhé!

Vậy viêm đường tiết niệu có tự khỏi không?

Đầu tiên, để biết được viêm đường tiết niệu có chữa khỏi được không bạn cần biết viêm đường tiết niệu thường được chia thành 2 loại lớn là viêm đường tiểu đơn thuần (thường là nhiễm trùng ở bàng quang, niệu đạo, nữ trẻ tuổi…) và viêm đường tiểu phức tạp (gồm các tình trạng như viêm bể thận, nhiễm trùng tiểu khi mang thai hay nhiễm trùng do sỏi thận,…).

Đối với viêm đường tiết niệu đơn giản và nhẹ, tình trạng này thường tự khỏi bằng một số biện pháp điều trị tại nhà. Tuy nhiên, các triệu chứng như đau bụng dưới, són tiểu có thể làm người bệnh khó chịu trong thời gian đó.

viêm đường tiết niệu có tự khỏi không nếu điều trị tại nhà

Nhiễm trùng đường tiết niệu có tự khỏi không? Dưới đây là một số cách thường được dùng để quản lý nhiễm trùng đường tiết niệu tại nhà

  • Uống nhiều nước sẽ giúp bạn đi tiểu nhiều hơn, tăng loại bỏ vi khuẩn. 
  • Tránh uống các loại thức uống có khả năng kích thích bàng quang như trà, cà phê, bia rượu.
  • Chườm ấm hoặc sử dụng đệm sưởi nhiệt. Nhiệt ấm này sẽ giúp giảm thiểu áp lực và cảm giác khó chịu ở bàng quang.
  • Không nhịn tiểu. 
  • Đi tiểu và lau sạch sau khi quan hệ tình dục. Tránh thụt rửa cơ quan sinh dục trong khi bị nhiễm trùng tiểu, điều này có thể làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lý khác cho hệ thống sinh dục của bạn. 
  • Tránh dùng chất tẩy rửa mạnh, nước hoa, chất diệt tinh trùng,… cho vùng kín nếu như niệu đạo dễ bị kích ứng.
  • Lựa chọn sử dụng chất liệu quần lót thoáng mát, thấm hút tốt. 

Nếu bạn đang bị nhiễm trùng tiểu đơn giản, đừng vội mừng vì đã có câu trả lời cho câu hỏi viêm đường tiết niệu có tự khỏi không. Một số ít trường hợp, nhiễm trùng tại bàng quang không được kiểm soát tốt có thể lây lan theo niệu quản đến thận, dẫn đến các nhiễm trùng ở thận. Lúc đó, các tình trạng này trở thành nhiễm trùng phức tạp và nguy hiểm cho người bệnh.

Vì vậy, nếu các triệu chứng viêm đường tiết niệu vẫn không khỏi sau một hoặc hai ngày tự điều trị tại nhà, bạn cần nhanh chóng đến gặp bác sĩ để được kê đơn thuốc phù hợp. Tránh để tình trạng này kéo dài dẫn đến nhiễm trùng đường tiểu phức tạp, khó để trị dứt điểm. 

Viêm đường tiết niệu uống thuốc kháng sinh bao lâu thì khỏi?

giải đáp viêm đường tiết niệu có tự khỏi không

Khi đi khám bác sĩ, phương pháp điều trị thường thấy là thuốc kháng sinh, vì nguyên nhân chủ yếu của nhiễm trùng tiểu do vi khuẩn gây ra. Nhưng đôi lúc viêm đường tiết niệu cũng do các nguyên nhân khác gây ra, điển hình như nhiễm nấm, kích ứng,… Điều quan trọng trong điều trị nhiễm trùng tiểu là dù được kê đơn kháng sinh hay bất kỳ loại thuốc nào khác, bạn cũng cần tuân thủ điều trị. Có nghĩa là cần uống hết thuốc theo toa và tái khám theo hướng dẫn của bác sĩ, dù cho triệu chứng nhiễm trùng tiểu đã suy giảm. 

Viêm đường tiết niệu uống thuốc bao lâu khỏi? Nếu điều trị với kháng sinh, thông thường, đơn thuốc kéo dài từ 3-5 ngày. Bạn sẽ cần tái khám để bác sĩ đánh giá tình trạng nhiễm trùng và đưa ra hướng xử lý tiếp theo. 

Vậy nếu đã hết triệu chứng bệnh và ngừng thuốc thì viêm đường tiết niệu đã khỏi hẳn chưa? Câu trả lời là không nên tự ý ngừng kháng sinh. Bởi bỏ kháng sinh khi chưa đủ liệu trình là đang tạo điều kiện hình thành chủng vi khuẩn kháng thuốc và nguy cơ cho nhiễm trùng đường tiết niệu tái phát. Điều này gây nên khó khăn để điều trị bất kể tình trạng nhiễm khuẩn nào lần sau.

Hy vọng các thông tin trên đây giúp bạn trả lời được cho câu hỏi viêm đường tiết niệu có tự khỏi không và bao lâu thì khỏi nhé!

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Can a UTI Go Away on Its Own? | Tufts Medical Center Community Care

https://hhma.org/can-a-uti-go-away-on-its-own/ Ngày truy cập 4/3/2022

Can a Urinary Tract Infection Go Away on Its Own?

https://www.scripps.org/news_items/7009-can-a-urinary-tract-infection-go-away-on-its-own Ngày truy cập 4/3/2022

What you should know about urinary tract infections – UChicago Medicine

https://www.uchicagomedicine.org/forefront/womens-health-articles/what-you-should-know-about-urinary-tract-infections Ngày truy cập 4/3/2022

Can Cranberry Stop Your UTIs? – Cleveland Clinic

https://health.clevelandclinic.org/can-cranberry-juice-stop-uti/ Ngày truy cập 4/3/2022

Non-surgical management of recurrent urinary tract infections in women

https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC5522788/ Ngày truy cập 4/3/2022

Urinary tract infection (UTI) – Symptoms and causes – Mayo Clinic

https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/urinary-tract-infection/symptoms-causes/syc-20353447 Ngày truy cập 4/3/2022

Phiên bản hiện tại

19/09/2023

Tác giả: Vi Quỳnh

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nguyễn Trọng Nguyễn

Cập nhật bởi: Tố Quyên


Bài viết liên quan

Điều trị nhiễm trùng tiểu: cần uống thuốc gì và lưu ý gì?

Người bệnh viêm đường tiết niệu nên ăn gì và kiêng gì?


Tham vấn y khoa:

Bác sĩ Nguyễn Trọng Nguyễn

Khoa tiết niệu · Bệnh Viện Đa Khoa Hậu Giang


Tác giả: Vi Quỳnh · Ngày cập nhật: 19/09/2023

ad iconQuảng cáo

Bài viết này có hữu ích với bạn?

ad iconQuảng cáo
ad iconQuảng cáo