backup og meta

Viêm đường tiết niệu có quan hệ được không?

Viêm đường tiết niệu có quan hệ được không?Rủi ro (nếu có)Làm sao để vệ sinh và an toànKhi nào bạn cần gặp bác sĩ?

“Viêm đường tiết niệu có quan hệ được không?” là thắc mắc của nhiều người khi mắc phải tình trạng này. Viêm đường tiết niệu có thể ảnh hưởng đến hoạt động tình dục bình thường của bạn. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là bạn hoàn toàn không thể quan hệ khi đang điều trị bệnh.

Cùng tìm hiểu rủi ro và các mẹo giữ an toàn nếu quan hệ tình dục khi bị viêm nhiễm trong bài viết sau.

Viêm đường tiết niệu là gì? Viêm đường tiết niệu có quan hệ được không?

viêm đường tiết niệu có quan hệ được không

Viêm đường tiết niệu (UTI) là tình trạng xảy ra khi bạn bị viêm ở bất cứ bộ phận nào thuộc hệ tiết niệu, từ thận, bàng quang đến niệu đạo. Các triệu chứng thường gặp của UTI bao gồm:

  • Buồn tiểu liên tục
  • Đau buốt khi đi tiểu
  • Đau vùng chậu

Những triệu chứng này khiến bạn khó chịu khi đi vệ sinh. Và nhiều người vẫn thường thắc mắc rằng viêm đường tiết niệu có quan hệ được không. Trên thực tế, căn bệnh này hoàn toàn không ngăn cản việc bạn quan hệ tình dục qua đường âm đạo.

Dù vậy, việc quan hệ khi bị đau cũng không mấy thoải mái. UTI và hoạt động tình dục có thể kích thích và tác động mạnh mẽ lên các mô nhạy cảm trong đường tiết niệu. Thêm vào đó, làm “chuyện ấy” khi bị viêm đường tiết niệu cũng làm tăng nguy cơ gặp phải biến chứng nguy hiểm. Do đó, để trả lời cho vấn đề bị viêm đường tiết niệu có quan hệ được không, các bác sĩ thường khuyên bạn nên đợi đến lúc các triệu chứng biến mất và hoàn thành toàn bộ quá trình điều trị UTI mới quan hệ.

Các rủi ro khi quan hệ trong quá trình điều trị viêm đường tiết niệu

Bị viêm đường tiết niệu có quan hệ được không? Trên thực tế, quan hệ tình dục khi đang điều trị UTI có thể dẫn đến rất nhiều rủi ro, bao gồm:

Gây đau và làm trầm trọng thêm các triệu chứng khác

Các kích thích từ bên ngoài vùng kín bằng ngón tay, đồ chơi tình dục hoặc dương vật cũng có khả năng gây áp lực lên các cơ quan tiết niệu. Bên cạnh đó, tình trạng viêm nhiễm cũng có thể cản trở quá trình dương vật đi sâu vào âm đạo. Những vấn đề này khiến bạn cảm thấy đau đớn và khó chịu hơn trong khi quan hệ.

viêm đường tiết niệu có quan hệ được không

Làm tăng nguy cơ nhiễm các loại vi khuẩn mới

Hoạt động tình dục là một trong những nguyên nhân phổ biến làm vi khuẩn xâm nhập vào đường tiết niệu. 90% các ca nhiễm trùng đường tiểu bắt nguồn từ việc vi khuẩn E. coli xâm nhập vào niệu đạo.

Loại khuẩn này thường được tìm thấy trong đường tiêu hóa (GI) hoặc phân. Chúng có thể di chuyển từ hậu môn, đường tiêu hóa lên cơ thể bạn hoặc từ tay, miệng, bộ phận sinh dục hoặc đồ chơi tình dục của đối tác trong khi quan hệ.

Hơn nữa, nếu bạn đã từng bị viêm đường tiết niệu, việc quan hệ có thể khiến bạn bị tái nhiễm hoặc mắc thêm các loại vi khuẩn mới. Điều này làm kéo dài thời gian phục hồi và điều trị bệnh.

Nguy cơ lây nhiễm cho bạn đời

UTI không phải là một bệnh lây qua đường tình dục (STI). Nó cũng không được coi là bệnh truyền nhiễm. Tuy nhiên, viêm đường tiết niệu có quan hệ được không thì câu trả lời là không nên. Bởi bạn có thể lây truyền vi khuẩn gây UTI cho vợ (hoặc chồng) của mình.

Ví dụ, vi khuẩn E. coli có thể di chuyển từ hậu môn của bạn đến cửa âm đạo hoặc dương vật. Khi quan hệ tình dục qua âm đạo, dương vật có thể đưa vi khuẩn vào cửa âm đạo, làm tăng nguy cơ nhiễm trùng.

Quan hệ tình dục khi đang bị viêm đường tiết niệu: Làm sao để an toàn và vệ sinh?

Viêm đường tiết niệu có quan hệ được không? Nếu bạn muốn quan hệ tình dục ngay cả khi đang bị UTI, bạn nên thực hiện các biện pháp sau để đảm bảo an toàn cho mình và đối tác:

Chú ý đến các triệu chứng của bạn

Nếu bạn có cảm giác muốn đi tiểu đột ngột, hãy tạm dừng việc quan hệ. Nhịn tiểu có thể làm tăng nguy cơ viêm nhiễm các bộ phận khác của đường tiết niệu hoặc làm các triệu chứng của bạn trở nên tệ hơn.

Đi tiểu sau khi quan hệ

viêm đường tiết niệu có quan hệ được không

Vệ sinh sạch sẽ sau khi quan hệ

Không chuyển đổi vị trí quan hệ

Trao đổi với bác sĩ

Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?

  • Đau lưng
  • Sốt
  • Buồn nôn và nôn
  • Ớn lạnh
  • Người mệt mỏi, ốm yếu
  • Các triệu chứng không cải thiện sau một hoặc hai ngày dùng kháng sinh
  • Các triệu chứng đột nhiên trở nên tồi tệ hơn
  • Cơn đau nặng, lan đến lưng hoặc gây mất ngủ
  • Sốt cao
  • Các triệu chứng của UTI trở nên tồi tệ hơn nhiều sau khi quan hệ tình dục

Dung Nguyễn / HELLO BACSI

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Urinary tract infection

https://kidshealth.org/en/teens/uti.html

Ngày truy cập: 01-06-2020

Urinary tract infection

https://www.familyplanning.org.nz/advice/sexually-transmissible-infections/urinary-tract-infection-uti

Ngày truy cập: 01-06-2020

Urinary tract infection

https://www.acog.org/patient-resources/faqs/gynecologic-problems/urinary-tract-infections

Ngày truy cập: 01-06-2020

Urinary tract infection

https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/urinary-tract-infection/symptoms-causes/syc-20353447

Ngày truy cập: 25-05-2021

Urinary Tract Infections

https://my.clevelandclinic.org/health/diseases/9135-urinary-tract-infections

Ngày truy cập: 25-05-2021

Phiên bản hiện tại

20/05/2022

Tác giả: Dung Nguyễn

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh

Cập nhật bởi: Vi Quỳnh


Bài viết liên quan

Nhiễm trùng đường tiết niệu (UTI): Đâu là nguyên nhân?

Nhiễm trùng đường tiết niệu (Viêm đường tiết niệu)


Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh, Nội khoa - Nội tổng quát, Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh · Tác giả: Dung Nguyễn · Ngày cập nhật: 20/05/2022

ad iconQuảng cáo

Bài viết này có hữu ích với bạn?

ad iconQuảng cáo
ad iconQuảng cáo