backup og meta

Bệnh viêm đường tiết niệu có lây không?

Bệnh viêm đường tiết niệu có lây không?

“Bệnh viêm đường tiết niệu có lây không?” là thắc mắc thường gặp của những người đang mắc phải tình trạng này. Về bản chất, nhiễm trùng đường tiết niệu không phải là bệnh truyền nhiễm. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, vi khuẩn gây bệnh có thể lây lan do các tác động từ chính người bệnh.

Cùng tìm hiểu các con đường lây truyền của vi khuẩn và các phòng tránh lây nhiễm căn bệnh này trong bài viết sau.

Bệnh viêm đường tiết niệu có lây không?

<a href=

Viêm đường tiết niệu là tình trạng nhiễm trùng ở các bộ phận thuộc hệ tiết niệu như niệu đạo, bàng quang, niệu quản và thận. Mỗi bộ phận có thể bị nhiễm trùng do các loại vi khuẩn khác nhau. Do đó, để trả lời câu hỏi: “Bệnh viêm đường tiết niệu có lây không?”, người bệnh cần xác định loại vi khuẩn cũng như vị trí bị viêm nhiễm.

Tác nhân gây nhiễm trùng đường tiết niệu phổ biến nhất là E. coli. Ngoài ra, bệnh cũng có thể do một số loại vi sinh vật khác như Klebsiella, Proteus mirabilis, Pseudomonas aeruginosa, Enterococcus… hoặc một số loại nấm gây ra.

Viêm đường tiết niệu không thuộc nhóm các bệnh lây qua đường tình dục (STDs). Tuy nhiên, vi khuẩn gây bệnh vẫn có thể lây lan nếu người bệnh quan hệ tình dục không an toàn, đặc biệt là quan hệ qua đường hậu môn. Tư thế này tạo cơ hội thuận lợi để vi khuẩn E. Coli và các loại vi khuẩn gây bệnh lậu, chlamydia và herpes xâm nhập vào đường tiết niệu.

Bệnh viêm đường tiết niệu không lây từ người sang người do sử dụng chung hoặc tiếp xúc trực tiếp với bệ toilet. Về mặt lý thuyết, vi sinh vật có thể truyền từ bệ toilet sang mông, đùi rồi lan đến bộ phận sinh dục. Tuy nhiên, trên thực tế, hình thức lây nhiễm này rất khó xảy ra.

Bệnh viêm đường tiết niệu lây lan như thế nào?

Viêm đường tiết niệu có lây không

Con đường lây lan chủ yếu của vi khuẩn gây nhiễm trùng đường tiết niệu là thông qua quan hệ tình dục không an toàn. Vi khuẩn từ hậu môn hoặc bộ phận sinh dục của người bệnh có thể di chuyển đến dương vật hoặc cửa âm đạo của đối tác. Bên cạnh đó, hoạt động tình dục có thể đẩy vi khuẩn vào sâu bên trong đường tiết niệu, làm tăng nguy cơ viêm nhiễm.

Khi quan hệ tình dục, nước tiểu có thể bị ứ đọng lại trong bàng quang hoặc ống dẫn tiểu. Theo thời gian, lượng nước tiểu ứ đọng này sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các loại vi khuẩn gây bệnh phát triển.

Ngoài ra, quan hệ tình dục bằng miệng khi đang bị viêm đường tiết niệu có thể làm lây lan vi khuẩn lên khoang miệng, gây nhiễm trùng thứ cấp. Chính vì vậy, người bệnh nên hạn chế việc quan hệ tình dục trong thời gian mắc bệnh để tránh lây lan vi khuẩn.

Phòng ngừa lây nhiễm viêm đường tiết niệu

Nước ép <a href=

Để ngăn ngừa lây nhiễm viêm đường tiết niệu, bạn có thể tham khảo các biện pháp đơn giản sau:

  • Đi tiểu ngay sau khi quan hệ tình dục để loại bỏ vi khuẩn có hại ra khỏi bàng quang và niệu đạo
  • Không quan hệ tình dục bằng miệng để tránh nhiễm trùng thứ cấp
  • Vệ sinh sạch sẽ bộ phận sinh dục sau khi quan hệ
  • Quan hệ tình dục an toàn, sử dụng các biện pháp bảo vệ khi quan hệ
  • Uống nhiều nước, bổ sung nước ép nam việt quất, sữa chua, các thực phẩm giàu vitamin C như cam, bưởi, cà chua, bông cải xanh… để giảm lượng vi khuẩn trú ngụ trong đường tiết niệu.

Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?

Bạn cần đến bệnh viện để kiểm tra nếu viêm đường tiết niệu đi kèm với các triệu chứng sau:

  • Có hiện tượng chảy máu, ngứa hoặc nóng rát khi đi tiểu
  • Có cảm giác đau dữ dội ở lưng và bụng
  • Âm đạo hoặc dương vật tiết dịch bất thường

Viêm đường tiết niệu tuy không phải là một căn bệnh truyền nhiễm nhưng nó vẫn có thể lây lan bởi các nguyên nhân chủ quan từ phía người bệnh. Do đó, người bệnh nên có ý thức tự chăm sóc và kiềm chế bản thân để tránh lây lan vi khuẩn cho những người xung quanh. Hy vọng bài viết trên đã giúp bạn trả lời được câu hỏi: “Bệnh viêm đường tiết niệu có lây không?” và trang bị thêm các kiến thức cần thiết để phòng tránh căn bệnh này.

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Urinary tract infection

https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC2082698/

Ngày truy cập: 31-05-2020

Urinary tract infection

https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/urinary-tract-infection/symptoms-causes/syc-20353447

Ngày truy cập: 31-05-2020

Urinary tract infection

https://kidshealth.org/en/parents/urinary.html

Ngày truy cập: 31-05-2020

Phiên bản hiện tại

22/06/2021

Tác giả: Dung Nguyễn

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh

Cập nhật bởi: Le Minh Phuong


Bài viết liên quan

Tăng sinh lành tính tuyến tiền liệt ảnh hưởng đến đời sống tình dục như thế nào?

Viêm đường tiết niệu có quan hệ được không?


Tham vấn y khoa:

Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh

Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh


Tác giả: Dung Nguyễn · Ngày cập nhật: 22/06/2021

ad iconQuảng cáo

Bài viết này có hữu ích với bạn?

ad iconQuảng cáo
ad iconQuảng cáo