backup og meta

Bị nang thận nên ăn gì và không nên ăn gì, bạn đã biết chưa?

Bị nang thận nên ăn gì và không nên ăn gì, bạn đã biết chưa?

Ăn uống vô cùng quan trọng với những người bị bệnh thận, trong đó có nang thận. Các nang này là túi chứa đầy dịch nằm chiếm chỗ bên trong thận và ít nhiều ảnh hưởng đến chức năng thận. Nếu lựa chọn thực phẩm tốt, bạn có thể hỗ trợ điều trị bệnh hiệu quả hơn, tránh làm tình trạng thận xấu đi. Vậy, bị nang thận nên ăn gì và kiêng ăn gì?  

Khi mắc các bệnh về thận kể cả u nang thận, bạn nên tham khảo ý kiến từ chuyên gia dinh dưỡng để xây dựng chế độ ăn uống và cách chọn thực phẩm phù hợp. Hãy cùng Hello Bacsi tìm hiểu về chủ đề này ngay sau đây nhé! 

Như thế nào là một chế độ ăn lành mạnh cho người bệnh nang thận?

Người có u nang thận nên ăn gì sẽ không là câu hỏi khó nếu bạn hiểu rõ các nguyên tắc xây dựng chế độ dinh dưỡng sau đây:

1. Ăn ít muối

Chế độ ăn nhiều muối được cho là nguyên nhân làm tăng huyết áp – gây hại cho thận. Vì vậy, người lớn chỉ nên ăn 5-6g muối (khoảng 1 muỗng cà phê) mỗi ngày khi đang có bệnh thận và cao huyết áp. Lượng muối này không chỉ là gia vị nấu nướng mà còn có trong những thực phẩm đóng gói, đông lạnh, đồ muối chua, tương ớt, tương cà,… mà bạn ăn hằng ngày. 

Để thêm hương vị cho món ăn, bạn có thể sử dụng các loại thảo mộc tươi, tỏi, gừng, tiêu, quế, thì là,…

Ngoài ra, bạn cũng cần tránh thực phẩm giàu kali nếu chức năng thận đã suy giảm (suy thận).

2. Ăn một lượng vừa phải chất đạm 

nang thận nên ăn gì, đủ protein

Nếu chỉ bị nang thận thông thường, chưa có biến chứng suy thận, bạn hoàn toàn có thể ăn thực phẩm chứa chất đạm như người bình thường.

Tuy nhiên ăn một lượng lớn chất đạm có thể đẩy nhanh quá trình suy giảm chức năng thận ở những bệnh nhân nang thận đã có biến chứng suy thận.

Vì vậy, với điều kiện chức năng thận bị suy giảm nghiêm trọng (suy thận độ 4, độ 5), bác sĩ khuyến cáo bạn nên ăn vừa phải lượng đạm mỗi ngày, khoảng 0,75 – 1,0 g protein/kg cân nặng. Ví dụ, bạn nặng 65kg thì nên ăn khoảng 56-65g protein mỗi ngày. 

Riêng trẻ em phải ăn ít muối mỗi ngày hơn người lớn, tùy thuộc vào độ tuổi:

  • 1 – 3 tuổi: 2g
  • 4 – 6 tuổi: 3g
  • 7 – 10 tuổi: 5g
  • Trên 11 tuổi: như người lớn.

3. Bị u nang thận nên ăn gì? Ăn nhiều rau củ quả, trái cây 

Bạn nên thử ăn kết hợp các loại rau củ quả chứa hàm lượng kali thấp như ớt chuông, nho, việt quất, dứa, súp lơ, hành tây,… thay vì các loại giàu kali như bơ, chuối, khoai tây, cà chua, mận khô,…  

4. Chế độ ăn DASH

Chế độ ăn kiêng DASH là chế độ ăn dành cho người bệnh tăng huyết áp bao gồm kết hợp nhiều rau củ quả với sữa ít béo, giúp kiểm soát huyết áp. Do đó, DASH cũng có thích hợp khi bạn bị nang thận và các bệnh thận khác.

Xem thêm >> Chế độ ăn DASH và những điều có thể bạn chưa biết

5. Giữ cân nặng ở mức hợp lý 

Ngoài vấn đề “bị u nang thận nên ăn gì” thì người bệnh cũng lưu ý giữ mức cân nặng của mình ở mức hợp lý. Để biết được đâu là cân nặng hợp lý thường dựa vào chỉ số BMI được tính từ chiều cao và cân nặng của bạn. Chỉ số BMI khỏe mạnh nằm trong khoảng 18-25. 

6. Uống đủ nước và cách để kiểm tra cơ thể bạn có thiếu nước hay không?

nang thận nên ăn gì, uống đủ nước

Uống đủ nước chưa bao giờ là lời khuyên dư thừa cho một sức khỏe tốt, đặc biệt là bệnh nang thận chưa có suy thận thì cần phải tránh mất nước. Bạn nên đảm bảo uống đủ 1.5 – 2 lít nước mỗi ngày.

Dựa trên màu sắc của nước tiểu có thể có biết bạn uống đủ nước chưa đấy! Nếu nước tiểu trong hay có màu vàng nhạt tức là cơ thể bạn đang đủ nước và hãy uống khi khát. Còn nếu nước tiểu có màu vàng đậm đến màu hổ phách có nghĩa rằng cơ thể bạn đang mất nước và hãy uống nước ngay nhé! 

Nhưng nếu đã có suy thận, phải trao đổi với bác sĩ về lượng chất lỏng nạp vào phù hợp với từng mức độ suy thận. Việc uống nước không kiểm soát có thể khiến bạn gặp nguy hiểm.

Người bệnh u nang thận nên ăn gì? 

Sau khi nắm rõ những nguyên tắc kể trên, kết hợp với danh sách các thực phẩm dưới đây sẽ giúp bạn hoàn thành lời giải cho câu hỏi bị nang thận nên ăn gì: 

1. Bị u nang thận nên ăn gì? Ăn súp lơ trắng 

Súp lơ trắng là một thực phẩm chứa nhiều thành phần dưỡng chất thiết yếu cho cơ thể như chất xơ, folate, vitamin C,… và ít kali, giúp cơ thể chống lại độc tố. Bạn có thể chế biến nhiều món ăn ngon, hấp dẫn từ súp lơ như: ăn sống, nấu súp, hấp và nghiền. 

2. Nang thận nên ăn gì? Cá béo

nang thận nên ăn gì, các loại cá giàu omega-3

Nếu chưa biết bị u nang thận nên ăn gì mà vẫn cung cấp đạm và chất béo tốt thì bạn hãy ghi lại những loại cá sau đây. Với hàm lượng omega-3 cao, cá hồi, cá ngừ, cá trích được xem là các loại cá béo tốt cho tim mạch và hỗ trợ kháng viêm, thích hợp bổ sung trong chế độ ăn cho người bệnh nang thận. 

3. Thêm tỏi vào các món ăn của người bệnh u nang thận 

Tỏi không chỉ là một gia vị cho món ăn hằng ngày thêm thơm ngon mà nó còn có thành phần giàu chất chống viêm cũng như giảm cholesterol máu. Một vài tép nhỏ sẽ giúp cho các món ăn ngon miệng hơn và cải thiện sức khỏe.  

4. Bị u nang thận nên ăn gì? Các loại trái cây nào người u nang thận nên ăn?

Nho, dâu tây và việt quất được xem là trái cây dành cho người bị u nang thận đã có suy thận. Bởi chúng chứa nhiều vitamin, chất chống oxy hóa, kháng viêm nhưng lại có ít kali – chất cần phải giảm bớt nếu chức năng thận đã suy giảm. Khi đã có suy thận phải hạn chế chất lỏng, các loại quả này cũng giảm cơn khát rất tốt. 

5. Ăn lòng trắng trứng 

Thỉnh thoảng, bạn cũng có thể chế biến món ăn từ lòng trắng trứng – nguồn protein ít kali thích hợp cho người bệnh thận.  

6. Thay dầu động vật bằng dầu ô liu 

bị nang thận nên ăn gì, dầu ô liu

Mỡ động vật làm tăng mỡ máu xấu, tăng nguy cơ xơ vữa động mạch và có thể tác động xấu tới các mạch máu ở thận. Vì vậy, hay thay chúng bằng dầu thực vật, mà tốt nhất là dầu ô liu. Thành phần axit oleic và polyphenol trong dầu ô liu đều có tính kháng viêm, có lợi cho sức khỏe. 

Bị bệnh thận đa nang nên kiêng ăn gì? 

Bên cạnh vấn đề người bị u nang thận nên ăn gì, thì với tình trạng người có nhiều u nang phát triển như thận đa nang kiêng ăn gì cũng được nhiều người quan tâm. Dưới đây là những món thực phẩm mà người mắc các bệnh u nang ở thận nên lưu ý hạn chế trong khẩu phần ăn: 

  • Thực phẩm đóng hộp, chế biến sẵn như giăm bông, thịt xông khói, xúc xích có thể chứa nhiều natri và chất béo chuyển hóa (cũng là loại chất béo xấu). 
  • Các loại thịt, mỡ lợn và da gà, da vịt chứa nhiều chất béo bão hòa tăng cholesterol máu, làm tổn thương mạch máu thận. 
  • Rượu, bia và các thức uống có cồn khác sẽ làm tăng nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch, đột quỵ, ung thư và gan. Để duy trì sức khỏe tốt bạn nên uống có điều độ bia, rượu trong các trường hợp bắt buộc. 
  • Các món chiên, xào nhiều dầu mỡ sẽ đưa thêm chất béo bão hòa vào cơ thể, ảnh hưởng đến sức khỏe của thận. 

Ngoài lưu tâm đến việc nang thận nên ăn gì và kiêng gì, hãy điều chỉnh lối sống thông qua việc tập thể dục hằng ngày để duy trì cân nặng khỏe mạnh và tránh hút thuốc lá nhằm tránh gây tổn thương thêm cho thận, bạn nhé!

Bạn có thể xem thêm: Bị u nang thận có nguy hiểm không? Hãy tìm hiểu ngay để biết!

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

10 Superfoods for People with Kidney Disease https://www.kidney.org/es/node/27577 Ngày truy cập: 20/1/2022

Kidney diet and foods for chronic kidney disease (CKD) https://www.kidneyfund.org/kidney-disease/chronic-kidney-disease-ckd/kidney-friendly-diet-for-ckd.html  Ngày truy cập: 20/1/2022

Nutrition | PKD Foundation https://pkdcure.org/living-with-pkd/nutrition/ Ngày truy cập: 20/1/2022

Diet and lifestyle in ADPKD https://pkdcharity.org.uk/adpkd/life-with-adpkd/pkd-diet-and-lifestyle Ngày truy cập: 20/1/2022

Eating, Diet, & Nutrition for Polycystic Kidney Disease | NIDDK https://www.niddk.nih.gov/health-information/kidney-disease/polycystic-kidney-disease/eating-diet-nutrition Ngày truy cập: 20/1/2022

Phiên bản hiện tại

25/03/2022

Tác giả: Vi Quỳnh

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh

Cập nhật bởi: Lương Lan


Bài viết liên quan

Tăng sinh lành tính tuyến tiền liệt ảnh hưởng đến đời sống tình dục như thế nào?

Kiểm soát bệnh thận với những mẹo nhỏ từ bữa ăn


Tham vấn y khoa:

Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh

Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh


Tác giả: Vi Quỳnh · Ngày cập nhật: 25/03/2022

ad iconQuảng cáo

Bài viết này có hữu ích với bạn?

ad iconQuảng cáo
ad iconQuảng cáo