backup og meta

Thuốc tạo máu trong điều trị suy thận và những điều cần biết

Thuốc tạo máu trong điều trị suy thận và những điều cần biết

Thiếu máu là một biến chứng phổ biến của bệnh thận mãn tính. Các phương pháp điều trị thiếu máu trong suy thận hiện nay chủ yếu là làm giảm triệu chứng và cải thiện chất lượng cuộc sống của bệnh nhân. Trong đó quan trọng là thuốc tạo máu trong điều trị suy thận. 

Hiểu rõ về thuốc tạo máu trong điều trị suy thận cũng như các phương pháp bổ sung khác sẽ giúp bạn kiểm soát tốt tình trạng thiếu máu do suy thận gây ra. 

Tình trạng thiếu máu trong suy thận mạn 

Trước khi tìm hiểu về các thuốc tạo máu trong điều trị suy thận, bạn cần nên hiểu rõ hơn tại sao bệnh nhân suy thận dễ bị thiếu máu. 

Khi bị suy thận, thận bị tổn thương thì lượng erythropoietin (EPO) sẽ được sản xuất ít hơn. EPO là một loại hormone báo hiệu cho tủy xương sản xuất hồng cầu. Với ít EPO hơn, cơ thể người suy thận sẽ tạo ra ít tế bào hồng cầu hơn và lượng oxy được cung cấp đến các cơ quan và mô cũng ít hơn.  

Ngoài ra, các tế bào hồng cầu ở người suy thận cũng có chu kỳ sống ngắn hơn bình thường. Đây cũng là nguyên nhân gây thiếu máu ở bệnh nhân suy thận mạn. Đồng thời khi bị suy thận mạn, bệnh nhân cũng sẽ dễ bị thiếu chất mà quan trọng là các chất cần để tạo máu như vitamin B12, folate và sắt. 

Tổng hợp các tác nhân kể trên dẫn đến tình trạng bệnh nhân suy thận mạn thường bị thiếu máu.

Các loại thuốc tạo máu trong điều trị suy thận mạn

Nếu thiếu máu nhẹ và có ít triệu chứng, bệnh nhân bị thiếu máu do suy thận mạn có thể không cần điều trị. Trong khi đó, nếu biểu hiện nhiều triệu chứng cần thiết điều trị thì dựa trên nguyên nhân gây thiếu máu mà kế hoạch điều trị thiếu máu trong suy thận mạn gồm: 

Thuốc tạo máu trong điều trị suy thận 

thuốc tạo máu trong điều trị suy thận

Khi bị thiếu máu, bác sĩ thường kê đơn thuốc kích thích tạo hồng cầu (ESA) cho bệnh nhân suy thận. Đây được xem là thuốc tạo máu trong điều trị suy thận bằng cách kích thích tủy xương tạo ra nhiều tế bào hồng cầu hơn. 

Liều lượng thuốc điều trị tạo máu trong điều trị suy thận 

Để xác định được liều lượng ESA bao nhiêu thường cần dựa vào: 

  • Mức hemoglobin hiện tại của bệnh nhân. 
  • Bệnh nhân có đáp ứng tốt với ESA không. 
  • ESA được tiêm dưới da hay truyền tĩnh mạch. 
  • Loại ESA mà bệnh nhân đang dùng. Hiện nay có 4 loại ESA chính gồm epoetin alfa, epoetin beta, darbepoetin alfa và chất kích hoạt thụ thể erythropoietin liên tục. Trong đó 2 loại ESA sau cùng có thời gian tác dụng kéo dài, kéo dài khoảng cách dùng thuốc. 

Các chất dinh dưỡng bổ sung: Sắt và vitamin 

thuốc tạo máu trong điều trị suy thận

Bên cạnh dùng thuốc tạo máu trong điều trị suy thận, bác sĩ cũng khuyến cáo bệnh nhân nên dùng thêm các chất bổ sung hỗ trợ tạo máu như: 

Sắt không chỉ là khoáng chất đóng vai trò quan trọng cho quá trình tạo máu mà còn có công dụng bổ trợ cho thuốc tạo máu trong điều trị suy thận. Nếu không được bổ sung sắt, điều trị với ESA sẽ không đạt được hiệu quả tốt. Sắt có thể được bổ sung đường uống và tiêm tĩnh mạch với các bệnh nhân đang lọc máu. 

Về liều lượng, nếu phát hiện bệnh thận sớm, bệnh nhân có thể chỉ cần bổ sung sắt để điều trị và phòng ngừa thiếu máu. Với các trường hợp đang dùng thuốc tạo máu trong điều trị suy thận thì cần dựa vào mức hemoglobin, liều lượng ESA và kết quả kiểm tra nồng độ sắt trong máu để quyết định.  

Ngoài ra, vitamin B12 và folate đều là các loại chất cần thiết cho quá trình tạo máu và cần bổ sung từ bên ngoài nếu cơ thể đang thiếu. 

Truyền máu

thuốc tạo máu trong điều trị suy thận

Trong một số trường hợp, truyền máu được chỉ định để điều trị các trường hợp thiếu máu nặng do suy thận mạn. Truyền máu có thể làm tăng nhanh chóng các tế bào hồng cầu trong cơ thể và tạm thời giảm nhẹ các triệu chứng của bệnh thiếu máu. Tuy vậy, truyền máu cũng có thể dẫn đến các vấn đề sức khỏe khác, bao gồm: 

  • Cơ thể tự sản sinh kháng thể hủy hoại các tế bào máu. 
  • Trì hoãn hoặc làm giảm khả năng có thể ghép thận về sau. 
  • Bệnh huyết sắc tố do lượng sắt thừa tích tụ trong máu. 

Nhìn chung, hầu hết bệnh nhân mắc bệnh thận đều có nguy cơ phát triển tình trạng thiếu máu và hiện nay thuốc tạo máu trong điều trị suy thận mạn là một phần quan trọng. Hy vọng các thông tin trên đây có thể giúp bạn hiểu rõ hơn về chủ đề này nhé! 

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Anemia in Chronic Kidney Disease | NIDDK

https://www.niddk.nih.gov/health-information/kidney-disease/anemia

Ngày truy cập 22/4/2022

Information on Erythropoiesis-Stimulating Agents (ESA) Epoetin alfa (marketed as Procrit, Epogen), Darbepoetin alfa (marketed as Aranesp) | FDA

https://www.fda.gov/drugs/postmarket-drug-safety-information-patients-and-providers/information-erythropoiesis-stimulating-agents-esa-epoetin-alfa-marketed-procrit-epogen-darbepoetin

Ngày truy cập 22/4/2022

Anemia symptoms, causes and treatments | American Kidney Fund

https://www.kidneyfund.org/living-kidney-disease/health-problems-caused-kidney-disease/anemia-symptoms-causes-and-treatments

Ngày truy cập 22/4/2022

MANAGING ANEMIA

https://www.kidney.org/sites/default/files/11-10-6553_managinganemia.pdf

Ngày truy cập 22/4/2022

Erythropoiesis-stimulating agents in renal medicine.

https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/21930831

Ngày truy cập 22/4/2022

Phiên bản hiện tại

06/05/2022

Tác giả: Vi Quỳnh

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh

Cập nhật bởi: Huyền Lương


Bài viết liên quan

Tăng sinh lành tính tuyến tiền liệt ảnh hưởng đến đời sống tình dục như thế nào?

Biến chứng suy thận độ 4 thường gặp nhất là về tim mạch


Tham vấn y khoa:

Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh

Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh


Tác giả: Vi Quỳnh · Ngày cập nhật: 06/05/2022

ad iconQuảng cáo

Bài viết này có hữu ích với bạn?

ad iconQuảng cáo
ad iconQuảng cáo