backup og meta

Hỏi đáp bác sĩ: hội chứng thận hư sống được bao lâu?

Hỏi đáp bác sĩ:  hội chứng thận hư sống được bao lâu?

Bạn đọc hỏi:

Chào bác sĩ, con trai tôi năm nay 3 tuổi và được chẩn đoán bị hội chứng thận hư. Vậy xin hỏi bác sĩ hội chứng thận hư có nguy hiểm không và trẻ mắc hội chứng thận hư sống được bao lâu? Cảm ơn bác sĩ.

Chị Linh (30 tuổi).

Bác sĩ trả lời:

Chào bạn,

– Với câu hỏi Hội chứng thận hư sống được bao lâu? Có nguy hiểm không?, bác sĩ Nguyễn Trọng Nguyễn, chuyên khoa Ngoại Thận – Tiết niệu, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hậu Giang giải đáp như sau:

Hội chứng thận hư có nguy hiểm không?

Trước khi tìm hiểu vấn đề hội chứng thận hư sống được bao lâu thì bạn cần biết bệnh có nguy hiểm không. Ở người bị hội chứng thận hư, thận sẽ không thể làm việc bình thường được, hậu quả khiến một lượng lớn protein trong máu bị thất thoát và xuất hiện trong nước tiểu. Tình trạng mất protein có thể gây nhiều vấn đề như:

  • Phù: Tình trạng protein trong máu giảm có thể dẫn tới giảm sức kéo và giữ nước từ các mô kẽ vào trong lòng mạch, gây ứ nước ở mô kẽ, hậu quả là gây phù. Người bệnh có thể bị phù ở quanh mắt, mu bàn chân – cẳng chân rồi mới đến các phần còn lại trên cơ thể.
  •  Nhiễm trùng: Đối với hội chứng thận hư, những protein đặc biệt đóng vai trò kháng thể bị mất đi, người bệnh (nhất là trẻ em) dễ bị nhiễm trùng, thường thấy mệt mỏi, ốm yếu, ăn uống kém đi.
  • Thay đổi trong nước tiểu: Đôi khi, việc các thành phần protein vào nước tiểu tăng cao có thể khiến nó trở nên đục, như xuất hiện bọt, một vài người sẽ đi tiểu ít hơn bình thường trong suốt thời gian bệnh.
  • Cục máu đông: Ở người bị hội chứng thận hư, những protein đóng vai trò quan trọng để ngăn chặn sự hình thành cục máu đông trong cơ thể có khả năng bị thất thoát qua nước tiểu. Điều này sẽ làm tăng nguy cơ gây ra cục máu đông, rất nguy hiểm đối với sức khỏe tim mạch.

hội chứng thận hư sống được bao lâu nguy hiểm

Hội chứng thận hư có nguy hiểm không? Nếu không điều trị kịp, người bệnh có thể mắc các biến chứng sau:

  • Nhiễm khuẩn cấp hoặc mãn tính, đặc biệt thường gặp là viêm mô tế bào và viêm phúc mạc.
  • Tắc mạch (huyết khối): Bao gồm tắc tĩnh mạch thận cấp tính hoặc mãn tính, tắc tĩnh mạch và động mạch ngoại vi (gồm tắc tĩnh động mạch chậu, tĩnh mạch lách), hiếm gặp hơn là tình trạng tắc mạch phổi.
  • Rối loạn điện giải
  • Suy thận cấp
  • Tình trạng thiếu dinh dưỡng
  •  Biến chứng do sử dụng thuốc: Thường là do sử dụng nhóm thuốc corticosteroid kéo dài, do dùng các thuốc ức chế miễn dịch khác hoặc do dùng thuốc lợi tiểu.
  • Suy thận mạn tính.

Hội chứng thận hư sống được bao lâu? Có chữa được không?

Hội chứng thận hư sống được bao lâu là vấn đề được rất nhiều người quan tâm. Thực tế, đây là một bệnh mạn tính, diễn biến đột ngột theo từng đợt. Việc điều trị sẽ giúp làm thuyên giảm bệnh hoàn toàn, không gây nguy hiểm tới tính mạng. 

Tuy nhiên, do bệnh thường tái phát, nên người bệnh phải theo dõi điều trị lâu dài trong nhiều năm và tuân thủ theo chế độ điều trị được bác sĩ đưa ra.

Mục tiêu điều trị là giảm triệu chứng, ngăn ngừa biến chứng, kéo dài thời gian lui bệnh và làm chậm quá trình tổn thương thận.

Đối với những người mắc hội chứng thận hư đã có biến chứng như suy thận, nhiễm trùng phúc mạc… thì thường nguy hiểm hơn, thậm chí có nguy cơ tử vong cao nếu không được điều trị đúng cách. Người bị suy thận và lọc máu thông thường có tuổi thọ trung bình từ 5 – 10 năm, thậm chí có thể kéo dài thêm 20 – 30 năm nếu đáp ứng tốt. Ngoài ra, một số phương pháp điều trị khác như ghép thận cũng giúp tăng tuổi thọ và cho phép bệnh nhân sống lâu hơn.

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Nephrotic Syndrome. https://www.kidneycareuk.org/about-kidney-health/conditions/nephrotic-syndrome/. Ngày truy cập 7/9/2022

Nephrotic Syndrome. https://www.nhs.uk/conditions/nephrotic-syndrome/. Ngày truy cập 7/9/2022

Nephrotic Syndrome. https://www.kidneyfund.org/all-about-kidneys/other-kidney-problems/nephrotic-syndrome-treatments-causes-symptoms. Ngày truy cập 7/9/2022

Nephrotic Syndrome. https://www.niddk.nih.gov/health-information/kidney-disease/nephrotic-syndrome-adults. Ngày truy cập 7/9/2022

Nephrotic Syndrome. https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/nephrotic-syndrome/symptoms-causes/syc-20375608#:~:text=Nephrotic%20syndrome%20is%20a%20kidney,excess%20water%20from%20your%20blood. Ngày truy cập 7/9/2022

Phiên bản hiện tại

10/08/2023

Tác giả: Tố Quyên

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nguyễn Trọng Nguyễn

Cập nhật bởi: Tố Quyên


Bài viết liên quan

Suy thận uống thuốc gì? Những điều bệnh nhân cần biết

Người bị suy thận có được uống sữa không? Review các loại sữa tốt cho người suy thận


Tham vấn y khoa:

Bác sĩ Nguyễn Trọng Nguyễn

Khoa tiết niệu · Bệnh Viện Đa Khoa Hậu Giang


Tác giả: Tố Quyên · Ngày cập nhật: 10/08/2023

ad iconQuảng cáo

Bài viết này có hữu ích với bạn?

ad iconQuảng cáo
ad iconQuảng cáo