backup og meta

Rối loạn thần kinh tim: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị không dùng thuốc

Rối loạn thần kinh tim: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị không dùng thuốc

Là một chứng bệnh không hiếm gặp, rối loạn thần kinh tim chính là thủ phạm gây nên những cơn tim đập nhanh, chậm, không đều, khiến người bệnh luôn trong trạng thái hồi hộp, trống ngực, lo âu, trầm cảm, mệt mỏi, đau ngực… Tuy nhiên, bệnh nhân không có tổn thương thực thể nào nên khó có thuốc điều trị rối loạn thần kinh tim thực sự trúng đích.

Để tránh những bất lợi khi dùng thuốc, nhiều bệnh nhân áp dụng các phương pháp điều trị không dùng thuốc như thư giãn tâm lý và tập luyện mang lại hiệu quả hơn hẳn.

Rối loạn thần kinh tim là gì?

Rối loạn thần kinh tim còn gọi là rối loạn thần kinh thực vật và là hậu quả của rối loạn lo âu. Đây không phải một bệnh tim thực thể vì không có thành phần nào của tim bị tổn thương thật sự.

Các triệu chứng phổ biến là nhịp tim đập quá nhanh (rối loạn nhịp tim), hồi hộp, khó chịu trong lồng ngực (đau tức ngực hay đánh trống ngực), thở dốc, ngộp thở, mất ngủ, chóng mặt, nhức đầu, tay chân đau mỏi, đổ mồ hôi, đau dạ dày…

Bệnh nhân có các triệu chứng rõ ràng như vậy, nhưng khi đi khám bác sĩ thường không phát hiện ra tổn thương thực thể tại tim. Vì thế, bệnh nhân thường được kết luận là tim “bình thường”, không có bệnh tại tim nên rất hiếm khi thuốc điều trị bệnh rối loạn thần kinh tim được kê đơn, trừ khi các triệu chứng xuất hiện nặng nề hoặc ảnh hưởng lớn đến cuộc sống.

Bệnh thần kinh tim khi chưa được phát hiện sớm không những dễ dẫn đến tình trạng nặng hơn mà còn khiến bệnh nhân ngày càng căng thẳng do bị hiểu lầm là… bệnh giả vờ. Điều này khiến bệnh nhân rất khổ tâm vì chẳng thể san sẻ cùng ai. Nhiều người cảm thấy rất hoang mang khi có triệu chứng mà lại không phát hiện ra bệnh dẫn đến nhiều hậu quả sau này như suy nhược cơ thể, suy nhược thần kinh…

Vậy nguyên nhân của căn bệnh này là gì mà ngay cả bác sĩ cũng khó chẩn đoán đến thế?

Nguyên nhân gây ra rối loạn thần kinh tim

rối loạn thần kinh tim 4

Trong trường hợp này, nguyên nhân thường khó xác định một cách rõ ràng, song thường là do yếu tố sau đây:

  • Tâm lý căng thẳng: do cảm xúc thay đổi (giận dữ, sợ hãi, đau buồn…), chấn thương tâm lý, stress, rối loạn lo âu…
  • Rối loạn nồng độ ion cơ tim: chính là các trường hợp sốt, mất nước hoặc tác dụng phụ của thuốc điều trị
  • Thói quen sống: ít vận động hoặc không tập thể dục, sử dụng nhiều chất kích thích như rượu bia, thuốc lá, trà đặc, cà phê…

Rối loạn thần kinh tim có nguy hiểm không?

Mặc dù bệnh không nguy hiểm đến tính mạng, nhưng tác động của các triệu chứng đến tâm lý lại rất nặng nề. Người bệnh dễ rơi vào trạng thái lo lắng, sợ hãi, trầm cảm, mệt mỏi vì tình trạng rối loạn nhịp tim chữa mãi không đỡ. Thậm chí một số người còn thường bị mộng mị hay bóng đè dẫn đến hoảng loạn tâm thần và cảm thấy như mình đang mắc bệnh của thế giới âm. Nếu không điều trị sớm, tình trạng sẽ ngày càng trở nên trầm trọng gây ảnh hưởng tiêu cực đến cả sức khỏe tinh thần và thể chất.

Tuy nhiên, bản thân người bệnh lại rất khó sử dụng thuốc điều trị hiệu quả và dứt điểm khi đây không phải là bệnh tim thực thể. Phần lớn các thuốc cũng chủ yếu là thuốc an thần có tác dụng cải thiện tâm trạng và hỗ trợ giảm thiểu căng thẳng nên bệnh nhân cũng không thể sử dụng lâu dài để tránh nguy cơ bị lệ thuộc rất nguy hiểm. Thậm chí, một số loại thuốc còn khiến tình trạng rối loạn nhịp tim trở nên trầm trọng hơn mặc dù có tác dụng giảm kích thích thần kinh tim hay chống rối loạn nhịp tim.

Vì thế, rất nhiều bệnh nhân trăn trở liệu có phương pháp điều trị nào không dùng thuốc hay không?

Điều trị rối loạn thần kinh tim không dùng thuốc

rối loạn thần kinh tim 6

Với bệnh này, không phải trường hợp nào bác sĩ cũng cho dùng thuốc. Vì không phải lúc nào thuốc điều trị cũng đạt hiệu quả như mong đợi. Việc thay đổi lối sống theo chiều hướng tích cực cùng với sử dụng thêm những giải pháp hỗ trợ lại mang nhiều lợi ích hơn cho người bệnh.

1. Giải tỏa căng thẳng trong cuộc sống hàng ngày

Nếu công việc hiện tại quá áp lực hay các mối quan hệ đang căng thẳng, bạn nên cho phép bản thân nghỉ ngơi 1 – 3 tháng ở một nơi yên tĩnh. Trong trường hợp vẫn muốn duy trì công việc, bạn có thể xin nghỉ phép để đi du lịch trong khoảng thời gian cho phép. Hãy thử cách ly với những yếu tố gây stress như công việc, gia đình và các mối quan hệ, bạn sẽ giải tỏa căng thẳng và giảm dần các triệu chứng rối loạn nhịp tim.

2. Thay đổi thói quen sống lành mạnh hơn

Để tăng hiệu quả điều trị bệnh, bạn nên tập thể dục 30 phút mỗi ngày (hoặc 3 – 5 lần/tuần) các môn thể thao phù hợp để khắc phục bệnh này như đi bộ, yoga, bơi lội, thái cực quyền… Hãy hạn chế sử dụng các chất kích thích như rượu bia, thuốc lá, trà đặc, cà phê…

Tâm lý rất quan trọng trong việc ổn định những triệu chứng rối loạn thần kinh tim. Vì vậy khả năng phục hồi phụ thuộc rất lớn vào bạn. Tuy nhiên nếu đã áp dụng những phương pháp trên mà không thuyên giảm, triệu chứng bệnh ảnh hưởng nặng nề tới cuộc sống thì nên kết hợp sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ nhé.

[embed-health-tool-bmi]

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Autonomic Nerve Disorders http://www.mayo.edu/research/departments-divisions/department-neurology/programs/autonomic-nerve-disorders Ngày truy cập 29.05.2018

Rối loạn thần kinh tim https://bvnguyentriphuong.com.vn/noi-tim-mach/roi-loan-than-kinh-tim Ngày truy cập: 19/07/2021

Chặn hệ lụy rối loạn thần kinh thực vật http://benhvien108.vn/chan-he-luy-roi-loan-than-kinh-thuc-vat.htm Ngày truy cập: 19/07/2021

Rối loạn chức năng hệ thực vật trong lâm sàng https://hoithankinhhocvietnam.com.vn/roi-loan-chuc-nang-he-thuc-vat-trong-lam-sang/ Ngày truy cập: 19/07/2021

Autonomic Nervous System Disorders https://medlineplus.gov/autonomicnervoussystemdisorders.html Ngày truy cập: 19/07/2021

Phiên bản hiện tại

19/07/2021

Tác giả: Thảo Viên

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh

Cập nhật bởi: Lương Lan


Bài viết liên quan

[Hỏi đáp cùng bác sĩ] Rối loạn thần kinh tim có chữa được không?

Rối loạn thần kinh tim: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị không dùng thuốc


Tham vấn y khoa:

Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh

Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh


Tác giả: Thảo Viên · Ngày cập nhật: 19/07/2021

ad iconQuảng cáo

Bài viết này có hữu ích với bạn?

ad iconQuảng cáo
ad iconQuảng cáo