Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh · Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh
Chèn ép dây thần kinh trụ xảy ra khi dây thần kinh trụ (đi từ vai đến ngón tay út hoặc đeo nhẫn) bị đè nén. Do dây thần kinh trụ nằm gần da hơn, nên không được cơ và xương bảo vệ, dẫn đến nguy cơ xảy ra chèn ép thần kinh trụ càng cao.
Tùy vào vị trí xảy ra chèn ép, tình trạng này sẽ có tên gọi khác nhau:
Hội chứng chèn ép thần kinh trụ ở khuỷu tay xảy ra nhiều hơn so với hội chứng chèn ép thần kinh trụ ở cổ tay.
Dây thần kinh trụ giúp các ngón tay có thể cảm giác được, vì vậy bạn có thể cảm nhận các triệu chứng chèn ép thần kinh trụ ở tay khi mắc bệnh. Các dấu hiệu có thể xuất hiện và biến mất trong ngày hoặc nghiêm trọng hơn vào ban đêm. Các triệu chứng cụ thể sẽ phụ thuộc vào vị trí chèn ép
Triệu chứng chèn ép thần kinh trụ ở khuỷu tay
Chèn ép thần kinh trụ ở khuỷu tay đôi khi gây ra một cơn đau nhức ở bên trong khuỷu tay.
Các triệu chứng ở khuỷu tay bao gồm:
Trong trường hợp nghiêm trọng hơn, nó cũng có thể gây ra:
Triệu chứng chèn ép thần kinh ở cổ tay
Hội chứng này thường chỉ gây ra các triệu chứng ở bàn tay, bao gồm:
Không có nguyên nhân cụ thể gây chèn ép thần kinh trụ. Trong nhiều trường hợp, việc thực hiện các động tác lặp đi lặp lại với cánh tay hoặc bàn tay có thể gây chèn ép. Tuy nhiên, các yếu tố khác cũng có thể gây ra tình trạng này, tùy thuộc vào vị trí chèn ép.
Nguyên nhân gây chèn ép thần kinh trụ ở khuỷu tay
Gập khuỷu tay có thể kéo giãn dây thần kinh trụ, gây kích thích khi dây thần kinh và khiến nó trượt ra khỏi vị trí ban đầu. Nếu bạn gập khuỷu tay trong thời gian dài hoặc khi ngủ, bạn sẽ cảm thấy rất đau.
Các hình thức vận động góp phần gây chèn ép thần kinh trụ ở khuỷu tay bao gồm:
Các nguyên nhân tiềm ẩn khác bao gồm:
Nguyên nhân gây chèn ép thần kinh trụ ở cổ tay
Nguyên nhân gây chèn ép thần kinh trụ ở cô tay thường gặp nhất là do u nang lành tính trên khớp cổ tay. Khi u nang phát triển, nó có thể gây áp lực ngày càng tăng lên dây thần kinh.
Các nguyên nhân có thể khác bao gồm:
Một số yếu tố có thể làm tăng nguy cơ chèn ép thần kinh trụ như:
Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.
Để tránh tình trạng bàn tay và ngón tay bị mất chức năng và cảm giác trong thời gian dài, bàn cần được chẩn đoán và điều trị bệnh càng sớm càng tốt.
Nếu bạn có bất kì dấu hiệu chèn ép thần kinh trụ trong hơn một vài tuần, hãy đến gặp bác sĩ.
Trong quá trình kiểm tra bệnh, bác sĩ sẽ hỏi bạn về bệnh sử, bao gồm những thuốc mà bạn đang dùng.
Sau khi thảo luận về sức khỏe và bệnh sử, bác sĩ sẽ kiểm tra cánh tay và bàn tay. Trong khi kiểm tra, bác sĩ có thể gập khuỷu tay hoặc cổ tay của bạn để cố gắng tạo ra các triệu chứng và xem liệu dây thần kinh trụ có trượt ra khỏi vị trí không.
Bác sĩ cũng sẽ kiểm tra sức mạnh và cảm giác ở bàn tay và ngón tay.
Tùy thuộc vào đánh giá, bác sĩ có thể chỉ định bạn làm các xét nghiệm sau:
Việc điều trị chèn ép thần kinh trụ phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của bệnh
Đối với các trường hợp ít nghiêm trọng hơn, bác sĩ có thể đề nghị điều trị không phẫu thuật trước tiên, bao gồm:
Nếu tình trạng chèn ép thần kinh trụ nghiêm trọng hoặc không các phương pháp điều trị trên thất bại, bác sĩ có thể đề nghị phẫu thuật để sửa chữa dây thần kinh trụ bị chèn ép.
Khả năng hồi phục sau phẫu thuật có thể thay đổi từ người này sang người khác, phụ thuộc phần lớn vào quy trình thủ thuật. Kết quả phẫu thuật chèn ép thần kinh trụ thường tốt, và hầu hết người bệnh có thể hồi phục hoàn toàn chức năng tay.
Người bệnh có thể áp dụng rất nhiều biện pháp tại nhà để thúc đẩy quá trình chữa bệnh và phục hồi. Những biện pháp này cũng có thể ngăn chặn tình trạng chèn ép dây thần kinh trụ tái phát hoặc xảy ra.
Các biện pháp này bao gồm:
Với việc phòng ngừa và điều trị tích cực tại nhà, hầu hết người bệnh đều có thể tránh được tình trạng chèn ép thần kinh trụ.
Hello Bacsi không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.
Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.
Tham vấn y khoa:
Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh
Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh
Đặt câu hỏi cho bác sĩ
Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để tạo câu hỏi
Chia sẻ với bác sĩ các thắc mắc của bạn để được giải đáp miễn phí.
Đăng ký hoặc Đăng nhập để đặt câu hỏi cho bác sĩ!