Tìm hiểu chung
Viêm não là bệnh gì?
Viêm não là tình trạng viêm (sưng) ở não, thường xảy ra do nhiễm virus. Viêm não là tình trạng sức khỏe nghiêm trọng và có thể dẫn đến những vấn đề về ngôn ngữ, trí nhớ thậm chí là tử vong.
Triệu chứng thường gặp
Những dấu hiệu và triệu chứng của viêm não là gì?
Những triệu chứng thường gặp của viễm não thường giống với cảm cúm hoặc viêm dạ dày, bao gồm:
- Sốt;
- Đau đầu nhẹ;
- Đau xương khớp;
- Mệt mỏi và mất vị giác;
- Có sự thay đổi về tâm lý như bối rối, buồn ngủ và mất phương hướng;
- Động kinh;
- Bất ngờ thay đổi trong hành vi và tính cách;
- Mất thị giác;
- Khó nghe hoặc khó nói;
- Nôn và buồn nôn;
- Khóc mất kiểm soát đối với trẻ em.
Một số dấu hiệu và triệu chứng chưa được liệt kê ở trên. Nếu bạn có bất kì thắc mắc nào liên quan đến các triệu chứng, vui lòng tham khảo ý kiến của bác sĩ.
Khi nào bạn nên đến gặp bác sĩ?
Nếu bạn có bất kì dấu hiệu hoặc triệu chứng kể trên hoặc có câu hỏi liên quan, vui lòng liên hệ với bác sĩ. Cơ thể mỗi người phản ứng khác nhau. Do đó, cách tốt nhất là hãy đến gặp bác sĩ để tìm ra phương pháp điều trị phù hợp nhất cho bạn.
Nguyên nhân gây bệnh
Nguyên nhân nào gây ra viêm não?
Có nhiều nguyên nhân gây viêm não, chẳng hạn như:
- Nhiễm trùng: nhiễm virus có thể trực tiếp gây ra bệnh viêm não. Ít phổ biến hơn là do vi khuẩn, kí sinh trùng;
- Từng mắc bệnh nhiễm trùng trước đó: bệnh có thể tái phát sau khi hệ miễn dịch phản ứng với sự nhiễm trùng trước đó;
- Tự mien: khi hệ miễn dịch tự phản ứng với các tác nhân khác như các khối u, chúng có thể hình thành viêm;
- Bệnh mãn tính: chẳng hạn như bệnh HIV có thể từ từ phát triển tình trạng viêm;
- Virus: chẳng hạn như virus herpes simplex, enteroviruses, virus truyền qua muỗi, virus truyền qua ve bọ và virus dại.
Nguy cơ mắc phải
Những ai thường bị viêm não?
Viêm não không phải là bệnh phổ biến. Trẻ em, người già và người có hệ miễn dịch yếu dễ mắc bệnh này hơn. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để có thêm thông tin chi tiết.
Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc viêm não?
Có nhiều yếu tố làm tăng nguy cơ bị viêm não, chẳng hạn như:
- Tuổi tác: trẻ nhỏ và người già có khả năng cao bị viêm não. Tình trạng này cũng có thể ảnh hưởng đến một nhóm người trong độ tuổi từ 20-40;
- Hệ miễn dịch yếu: những người bị HIV/AIDS hoặc đang dùng các loại thuốc ức chế miễn dịch có thể có hệ miễn dịch bị suy yếu, làm tăng nguy cơ mắc viêm não;
- Môi trường sinh song: việc sinh sống ở nơi có nhiều muỗi hoặc ve mang virus gây bệnh có thể khiến bạn có nguy cơ cao bị viêm não.
Điều trị hiệu quả
Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.
Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán viêm não?
Các bác sĩ sẽ chẩn đoán bằng những thông tin thu thập được từ bệnh sử và các xét nghiệm như:
- Các xét nghiệm hình ảnh CT hoặc MRI: có thể giúp để phát hiện viêm não và giúp các bác sĩ loại bỏ các tình trạng sức khỏe như đột quỵ, khối u não;
- Phân tích dịch não tủy với chọc dò tủy sống: nhằm kiểm tra sự tăng lên của các tế bào bạch cầu và protein, vi khuẩn và virus;
- Điện não đồ (EEG): nhằm đo lường xung não;
- Xét nghiệm máu: nhằm xác định loại virus gây ra viêm não.
Những phương pháp nào dùng để điều trị viêm não?
Các phương pháp điều trị viêm não chủ yếu là kiểm soát tình trạng viêm và các biến chứng lâu dài xảy ra do sốt.
Bạn có thể dùng các loại thuốc bao gồm:
- Thuốc kháng viêm hoặc kháng virus để loại trừ những triệu chứng nhẹ như sốt hay đau đầu. Chúng cũng sẽ giúp ngăn cản hoạt động của virus herpes simplex;
- Trong một số trường hợp, bác sĩ có thể cho dùng corticosteroids để làm giảm phù não;
- Nếu bạn bị co giật, bác sĩ sẽ chỉ định thuốc chống co giật.
Ngoài ra, đối với liệu pháp hỗ trợ, bác sĩ sẽ sử dụng vật lý trị liệu hoặc tâm thần trị liệu để giúp bạn cải thiện tình trạng sức khỏe tổng quát và kiểm soát viêm cũng như khả năng đối phó với viêm não.
Chế độ sinh hoạt phù hợp
Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn hạn chế diễn tiến của viêm não?
Bạn sẽ có thể kiểm soát viêm não nếu áp dụng các biện pháp sau:
- Vệ sinh cơ thể sạch sẽ, rửa tay thường xuyên đặc biệt là trước và sau khi ăn cũng như sau khi đi vệ sinh;
- Không dùng chung đồ dùng cá nhân;
- Tiêm vắc xin định kỳ;
- Bảo vệ cơ thể khỏi muỗi và virus truyền bệnh như mặc áo dài tay, quần dài, sử dung kem chống muỗi, không ở ngoài lúc chập tối và sáng sớm khi muỗi đang hoạt động mạnh.
Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.
[embed-health-tool-bmi]